| Hotline: 0983.970.780

Xóa yếu kém hạ tầng, phát triển sinh kế ở ĐBSCL

Thứ Sáu 18/12/2020 , 14:13 (GMT+7)

Dự án phát triển hạ tầng chuyển đổi sản xuất nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu được nhiều địa phương kỳ vọng thay đổi diện mạo nền nông nghiệp ĐBSCL.

Hội nghị đề xuất dự án 'xóa yếu kém' về hạ tầng ở ĐBSCL diễn ra sáng 18/12 tại Trà Vinh. Ảnh: Minh Đảm.

Hội nghị đề xuất dự án "xóa yếu kém" về hạ tầng ở ĐBSCL diễn ra sáng 18/12 tại Trà Vinh. Ảnh: Minh Đảm.

Ngày 18/12, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Trà Vinh, Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Trà Vinh, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức hội nghị thảo luận đề xuất dự án phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu hỗ trợ chuyển đổi nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) vùng ven biển ĐBSCL,vay vốn ADB.

Dự án đặt ra mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ chuyển đổi sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu và nâng cao thu nhập, phát triển sinh kế bền vững vùng ven biển ĐBSCL.

Hạ tầng còn yếu ở “vùng lương thực trọng điểm”

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh, ĐBSCL có vị trí rất quan trọng đối với kinh tế xã hội chung của đất nước. Đặc biệt trong lĩnh nông nghiệp, đây là nơi sản xuất chính của 3 loại nông sản chủ lực. Riêng lúa gạo, chiếm gần 60% sản lượng toàn ngành và gần 100% sản lượng xuất khẩu. ĐBSCL cũng nơi là sản xuất thủy sản chính với tôm, cá tra và cây ăn trái. Các sản phẩm chủ lực của ĐBSCL không chỉ đóng góp quan trọng trong an ninh lương thực quốc gia mà còn cho xuất khẩu.

Năm 2020, trong bối cảnh ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, hạn mặn nhưng ngành nông nghiệp ĐBSCL vẫn tăng trưởng tốt. Năm nay, nông dân đã sản xuất 43 triệu tấn thóc, xuất khẩu được trên 6 triệu tấn gạo. Kim ngạch đạt 2,85 tỷ USD, cao 11% so với cùng kỳ năm 2019.

Tuy nhiên, 8 tỉnh ven biển từ Long An đến Cà Mau, Kiên Giang với diện tích 24,8 nghìn km2 chiếm 60% diện tích toàn vùng, 9,4 triệu dân. Ngoài lúa gạo thì cây ăn trái, thủy sản cũng tập trung ở đây.

Những năm qua, vùng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu. Hai đợt hạn mặn năm 2015-2016 và 2019-2020, các địa phương này chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Nhất là mùa khô năm 2015-2916, hơn 1 triệu tấn thóc bị mất do hạn mặn.

Theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh: ĐBSCL là vùng trọng điểm lương thực của cả nước nhưng nhìn chung hạ tầng nông nghiệp vẫn còn yếu kém, cần được đầu tư. Ảnh: Minh Đảm.

Theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh: ĐBSCL là vùng trọng điểm lương thực của cả nước nhưng nhìn chung hạ tầng nông nghiệp vẫn còn yếu kém, cần được đầu tư. Ảnh: Minh Đảm.

Hiện nay, với sự quan tâm của Chính phủ, sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất nông nghiệp của vùng ĐBSCL đã được nâng lên. Chính phủ cũng đã có Nghị quyết 120 về ĐBSCL thích ứng với BĐKH. Một Nghị quyết rất bao trùm về tầm nhìn.

Bên cạnh đó, các thể chế tài chính lớn trên thế giới đã hỗ trợ vùng như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Đặc biệt là Chính phủ Hà Lan đã có hỗ trợ chuyển đổi ĐBSCL.

Tuy vậy, để tạo sinh kế và ổn định đời sống cho bà con nông dân còn cách rất xa với yêu cầu và thực tế hiện nay. Đặc biệt, hạ tầng cơ sở để phục vụ cho sản xuất và chuỗi giá trị nông sản thì còn rất nhiều khó khăn, từ thủy lợi, giao thông đến dịch vụ logistic… còn rất yếu.

Dự án xóa yếu kém hạ tầng

Trà Vinh là một trong 8 tỉnh ven biển ĐBSCL chịu sự ảnh hưởng nặng nề của BĐKH, hai đợt xâm nhập mặn mùa khô lịch sử vừa qua tỉnh gánh chịu thiệt trên 1.000 tỷ đồng mỗi đợt.

Bên cạnh đó, tình hình sạt lở đã và đang xảy ra ngày càng khốc liệt hơn ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân.

Ông Nguyễn Trung Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Do nguồn lực từ các chương trình, dự án của Chính phủ, tổ chức quốc tế trên địa bàn tỉnh còn giới hạn nên chưa thể đáp ứng được nhu cầu đầu tư, khai thác, chuyển đổi nông nghiệp bền vững thích ứng với BĐKH cho người dân. Dự án này hết sức có ý nghĩa. Đây là mong đợi từ lâu của các tỉnh ĐBSCL cũng như Trà Vinh.

Dự án được nhiều địa phương kỳ vọng sẽ giúp ĐBSCL xoá yếu kém về hạ tầng. Ảnh: Minh Đảm.

Dự án được nhiều địa phương kỳ vọng sẽ giúp ĐBSCL xoá yếu kém về hạ tầng. Ảnh: Minh Đảm.

Còn đối với tỉnh Bến Tre, địa phương gần như chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của xâm nhập mặn và BĐKH. Điển hình như mùa khô năm nay, địa phương này sống chung với mặn trên 6 tháng, trên 54 nghìn ha bị tác động của nước mặn, thiệt hại chỉ riêng ngành nông nghiệp ước tính đến nay gần 2.800 tỷ đồng.

Trong 6 tháng năm 2020, tăng trưởng ngành nông nghiệp âm 5,37%, kéo tăng trưởng cả năm của toàn ngành nông nghiệp địa phương âm 2,07%. Kinh tế của tỉnh tăng trưởng thấp nhất 10 năm qua, còn khoảng 0,8%.

Đánh giá sự cấp thiết của dự án đối với địa phương, ông Nguyễn Trúc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết: Dự án này với các mục tiêu chính: Chuyển đổi hạ tầng sản xuất nông nghiệp thích ứng với BĐKH và chuyển đổi năng lực thích ứng của người nông dân.

Đối với Bến Tre chúng tôi, mục tiêu này gắn liền với cơ cấu lại nông nghiệp của tỉnh. Bến Tre đã xây dựng thành Nghị quyết, đó là tập trung chuyển đổi theo chuỗi giá trị. Chúng tôi chọn ra một số cây và con để phát triển theo chuỗi.

Sau đó, đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ cho logistic từ đầu vào đến đầu ra của sản phẩm. Và chúng tôi cũng muốn đầu tư hạ tầng cho phát triển các chuỗi có tác động liên thông với nhau chứ không chỉ riêng rẽ một cây, con nào.

Chúng ta cần nhận định rằng BĐKH là vấn đề lâu dài. Do vậy, việc chuyển đổi sản xuất nông nghiệp bằng các loại hình khác chúng ta đặt ra không chỉ thực tiễn sản xuất mà chính trong quá trình quy hoạch”.

Dự án cũng đặt mục tiêu giúp nông dân các tỉnh ven biển ĐBSCL nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu, bền vững sinh kế. Ảnh: Minh Đảm.

Dự án cũng đặt mục tiêu giúp nông dân các tỉnh ven biển ĐBSCL nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu, bền vững sinh kế. Ảnh: Minh Đảm.

Còn ông Kevin Rutter, Chuyên gia tư vấn của ADB tại Hà Nội cho biết: Dự án này đã chỉ ra các vấn đề mà ĐBSCL đang phải đối mặt. Đó là ứng dụng sản xuất nông nghiệp không bền vững, chuỗi giá trị nông nghiệp chưa hoàn thiện, khai thác quá độ tài nguyên thiên nhiên, biến đối khí hậu và nước biển dâng,..

Dự án sẽ tập trung đầu tư hợp phần đầu tiên là cơ sở hạ tầng giải quyết các vấn đề thích ứng với BĐKH. Dự án không chỉ sửa chữa và nâng cấp cơ sở hạ tầng mà còn cần phải chuyển đổi năng lực thích ứng BĐKH của nông dân hướng đến nền nông nghiệp giá trị cao và thủy sản công nghệ cao.

Tuy nhiên, do nguồn vốn là có hạn nên dự án sẽ được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1 sẽ ưu tiên 4 tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi BĐKH. Chúng tôi sẽ lựa chọn các tỉnh tham gia dự án thông qua các tiêu chí như: đủ khả năng vay, bị ảnh hưởng nhiều, chất lượng báo cáo của các đề xuất và kinh nghiệm thực hiện các dự án sử dụng vốn ODA.

Cần có bức tranh chung

Trên lĩnh vực trồng trọt, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt đã có những gợi ý để các địa phương tiếp tục thảo luận trong thời gian tới. Các tỉnh cần xác định cụ thể không gian, vùng trọng điểm để triển khai dự án. Cần cụ thể hoá các đối tượng cây trồng, vật nuôi trong một vùng kết hợp với tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương. Làm sao để dự án kết thúc thì vừa có giá trị tăng thêm, vừa đáp ứng sinh kế của người dân, vừa khắc phục yếu tố bất lợi, vừa tham gia bảo vệ môi trường.

  • Tags:
Xem thêm
Guinea muốn học hỏi kinh nghiệm của nông nghiệp Việt Nam

Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy hợp tác Nam - Nam và Việt Nam - Nam Phi - Guinea, thể hiện là thành viên có trách nhiệm về an ninh lương thực, nhất là với châu Phi.

Chuyện chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở vựa rau Minh Tân

Ông Đinh Văn Thủy, Chủ tịch UBND xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội thông tin, địa phương có 587 ha đất nông nghiệp trong đó có 160 ha rau.

Vì sao đây là thời điểm tốt nhất để mua VinFast VF 7?

Loạt chính sách mới được công bố dành cho khách hàng mua VinFast VF 7 đang khiến nhiều người có ý định chốt cọc VF 7 hồ hởi.

Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng cứu nạn thành công 6 thuyền viên

Chiều 4/10, các chiến sĩ Hải đội 2 (Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng) cứu nạn thành công, đưa vào bờ an toàn 6 thuyền viên gặp nạn trên vùng biển huyện Trần Đề.