| Hotline: 0983.970.780

Các biện pháp canh tác cải thiện chất lượng đất cho sản xuất lúa ở ĐBSCL

Thứ Tư 16/12/2020 , 10:34 (GMT+7)

Ngày 15/12, Đại học Cần Thơ và Đại sứ quán Bỉ tổ chức hội thảo phổ biến kết quả nghiên cứu sản xuất lúa bền vững cho các chuyên gia và nông dân.

Hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu dự án cải thiện chất lượng đất cho sản xuất lúa tại tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: ĐSQ Bỉ.

Hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu dự án cải thiện chất lượng đất cho sản xuất lúa tại tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: ĐSQ Bỉ.

Dự án SUSRICE (Các biện pháp canh tác cải thiện chất lượng đất cho sản xuất lúa bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long) là chương trình hợp tác nghiên cứu do Bỉ tài trợ đã được triển khai tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long từ năm 2017 với mục đích cải thiện chất lượng đất và năng suất lúa bằng cách giới thiệu luân canh cây trồng (ngô, đậu xanh) và bón phân hữu cơ.

Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa của Việt Nam nhưng do sản xuất lúa thâm canh (3 vụ/năm) và sử dụng nhiều phân khoáng dẫn đến suy thoái đất và do đó năng suất canh tác lúa bị giảm. Nhằm khôi phục độ phì nhiêu của đất, trường Đại học Cần Thơ phối hợp chặt chẽ với Đại học Ghent đồng nghiên cứu các mô hình tập trung vào luân canh cây trồng thay thế cho độc canh lúa và sử dụng phân hữu cơ.

Thử nghiệm thực địa đã được tiến hành trong 9 mùa vụ liên tiếp. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy kết quả tích cực của luân canh lúa và cây trồng khác kết hợp với bón phân hữu cơ tăng năng suất lúa, chất lượng đất và sử dụng nước hiệu quả, đồng thời mang lại thu nhập cao hơn cho nông dân.

Việc luân canh cũng mang lại kết quả khả quan về giảm hiệu ứng nhà kính tạo ra trong quá trình canh tác lúa. Hội thảo cũng là dịp chuyển giao các kết quả nghiên cứu về các kỹ thuật để áp dụng thực tiễn cho nông dân và cán bộ khuyến nông tại địa phương.

Mục tiêu của hội thảo là giới thiệu các kết quả nghiên cứu, thảo luận và thu thập các ý kiến đóng góp từ các đại biểu bao gồm các cán bộ khuyến nông tại địa phương và nông dân có kinh nghiệm từ huyện Trà Ôn và từ các huyện lân cận khác của tỉnh Vĩnh Long. Các đại biểu cũng đã tham quan cơ sở nghiên cứu thí điểm tại thôn Mỹ Lợi và thôn Thiện Mỹ.

  • Tags:
Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Lão nông tự tạo chế phẩm tăng độ bám dính thuốc bảo vệ thực vật

Trong bối cảnh nhiều hộ trồng cam tại Cao Phong, Hòa Bình đang lao đao vì dịch bệnh thì vườn cam của ông Phạm Văn Cường lại xanh tốt, gây ấn tượng mạnh cho tôi.