| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc vẫn tăng mạnh

Thứ Sáu 04/10/2019 , 08:29 (GMT+7)

Thị trường Trung Quốc áp dụng chặt việc thực hiện các quy định về NK đã khiến hoạt động XK nông thủy sản của Việt Nam gặp nhiều khó khăn. 

18-17-14_qds1546233605
Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản.

Tuy nhiên về tổng thể, kim ngạch XK một số nhóm mặt hàng sang thị trường này vẫn giữ được tăng trưởng, đặc biệt một số mặt đã được XK chính ngạch.

Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho rằng, đây là minh chứng cho thấy cần phải tiếp tục cải thiện tốt hơn nữa trong hoạt động XK mặt hàng nông sản Việt Nam đi vào quy củ, chính ngạch nhằm tạo điều kiện cho nhiều mặt hàng nông thủy sản Việt Nam có cơ hội khai thác lợi thế.

Thị trường Trung Quốc chiếm áp đảo về cơ cấu kim ngạch XK mặt hàng rau quả của Việt Nam (trước đây thường xoay quanh 80%), tuy nhiên từ đầu năm 2019 đến nay, mặt hàng này đã giảm khá mạnh về kim ngạch XK. Vậy những sản phẩm rau quả nào giảm mạnh nhất?

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, giá trị XK mặt hàng rau quả sang Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm 2019 đạt 1,75 tỷ USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2018 (chiếm 73,6% thị phần XK mặt hàng rau quả của Việt Nam). Mặc dù vậy, không phải sản phẩm rau quả nào cũng giảm về kim ngạch XK, mà việc giảm chủ yếu rơi vào các nhóm sản phẩm nông sản chưa được phép XK chính ngạch sang thị trường Trung Quốc khi nước này siết chặt quy định NK. Trong khi đó, nhiều mặt hàng trái cây đã được phép XK chính ngạch sang thị trường Trung Quốc vẫn tăng mạnh về giá trị XK.

Cụ thể về cơ cấu XK rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc 8 tháng đầu năm 2019, mặt hàng trái cây chiếm 95,1%, chủ yếu là các loại trái cây chưa qua chế biến (tươi, khô, đông lạnh…) chiếm tới 91% (cùng kỳ 2018 là 87,7%).

Trong đó, mặt hàng trái cây có giá trị XK cao nhất bao gồm thanh long đạt 792,7 triệu USD, chiếm 43,9% và tăng 2,7%; măng cụt đạt 167,3 triệu USD, tăng 2,4%; vải tăng 22,7%; mít tăng 47%... Đặc biệt chuối là mặt hàng tăng kim ngạch XK cao nhất, đạt 129,1 triệu USD, tăng đột biến ở mức gần 99%.

18-17-14_15-08-55_img20190716153458
Chế biến thanh long trước khi xuất bản.

Trong khi đó, có giá trị XK giảm đa số là các mặt hàng chưa được XK chính ngạch, chưa đáp ứng được các yêu cầu quy định XK sang thị trường Trung Quốc hoặc mất mùa như: Sầu riêng đạt 154,5 triệu USD, giảm 31,7 %; xoài đạt 119,8 triệu USD, giảm 3,6%; nhãn đạt 93,7 triệu USD, giảm 45,4% (chủ yếu do mất mùa); dưa hấu đạt 51,6 triệu USD, giảm 29,6%; khoai lang đạt 1,5 triệu USD, giảm 95,4%; dừa đạt 30 triệu USD, giảm gần 47%... so với cùng kỳ năm 2018.

8 tháng đầu năm 2019, mặc dù XK mặt hàng rau quả sang Trung Quốc về tổng thể có giảm về kim ngạch, tuy nhiên cũng đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực khi có sự tăng lên của mặt hàng rau quả chế biến. Cụ thể, trong cơ cấu XK rau quả của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, mặt hàng rau quả chế biến chiếm 4,2% (tăng so với cùng kỳ 2018 là 2,5%), trong đó trái cây chế biến chiếm tỉ lệ 4,1% (tăng so với cùng kỳ 2018 là 2,4%).

Thủy sản được đánh giá là mặt hàng có nhiều dư địa tại thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên hiện nay, cơ cấu về kim ngạch XK thủy sản Việt Nam sang thị trường này vẫn còn khá khiêm tốn. Đặc biệt từ khi phía Trung Quốc áp dụng chặt quy định về NK thủy sản từ Việt Nam, nhiều mặt hàng thủy sản của chúng ta cũng đang rơi vào thế khó. Ông có thể đánh giá tình hình XK mặt hàng này ở thị trường Trung Quốc trong năm 2019?

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do phía bạn thực hiện nghiêm các quy định NK, tuy nhiên trong 8 tháng đầu năm 2019, XK thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc vẫn đạt 720,81 triệu USD, tăng gần 12,9% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 13,1% tổng giá trị XK thủy sản của Việt Nam. Cá tra và tôm vẫn là 2 mặt hàng có giá trị XK lớn nhất, cá tra chiếm 50,2% và tôm chiếm 37,9% và đều tăng khá so với cùng kỳ năm 2018.

Cụ thể với mặt hàng tôm, giá trị XK 8 tháng 2019 sang thị trường Trung Quốc đạt 273,02 triệu USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ 2018. Trong đó, giá trị XK tôm thẻ chân trắng đạt 126,7 triệu USD, tăng 40,2%; tôm sú đạt 119,5 triệu USD giảm 20,4%; tôm các loại khác đạt 26,8 triệu USD tăng 195,1%. XK tôm tăng trưởng tốt trong tháng 8/2019 do Trung Quốc tạm thời dừng NK tôm từ Ảrập Xêút từ ngày 2/8/2019 do phát hiện có virus đốm trắng trong lô hàng từ quốc gia này. Điều này đã tạo điều kiện cho các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam có thể tăng sản lượng XK tôm sang Trung Quốc để bù đắp lượng thiếu hụt.

Về mặt hàng cá tra, giá trị XK 8 tháng đầu năm 2019 sang Trung Quốc đạt 361,85 triệu USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Các sản phẩm XK rất đa dạng về chủng loại chủ yếu là các loại: Cá tra phile đông lạnh (HS 030462), cá tra nguyên con xẻ bướm tẩm muối đông lạnh (HS 030564), bong bóng cá tra sấy (HS 030572), bong bóng cá tra đông lạnh (HS 030399), cá tra cắt khoanh đông lạnh (HS 030324), cá tra nguyên con đông lạnh (HS 030324), bao tử cá tra đông lạnh (HS 030399).

Ngoài ra, một số mặt hàng hải sản XK sang Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm 2019 vẫn tăng khá. Cụ thể, giá trị XK 8 tháng 2019 của cá ngừ đạt 10,2 triệu USD, tăng 141,3%; các loại thủy sản khác đạt 61,8 triệu USD, tăng 12,9%. Nhóm mực, bạch tuộc mặc dù giảm hơn 52% về kim ngạch XK, tuy nhiên nhóm sản phẩm này chỉ chiếm khoảng hơn 2% về tổng giá trị XK thủy sản sang Trung Quốc (đạt 13,8 triệu USD trong 8 tháng đầu năm 2019).

Như vậy, nhìn chung XK thủy sản sang thị trường Trung Quốc trong 8 tháng năm 2019 vẫn tăng trưởng tốt, nhưng một số sản phẩm hải sản như mực, bạch tuộc bị giảm mạnh do tác động của việc thay đổi chính sách biên mậu, đồng thời Trung Quốc cũng tăng cường kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

18-17-14_ctr7
Đa số các sản phẩm nông thủy sản đã được phép XK chính ngạch sang thị trường Trung Quốc vẫn tăng mạnh cả về lượng và kim ngạch XK từ đầu năm 2019 đến nay.
Theo Chi cục Kiểm dịch thực vật Vùng VII (Lạng Sơn), 8 tháng đầu năm 2019, sản lượng nông sản XK thực hiện kiểm dịch qua Chi cục để XK sang Trung Quốc đạt trên 1,8 triệu tấn (so với tổng lượng cả năm 2018 là 2,4 triệu tấn), tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, đặc biệt là các nhóm trái cây đã được XK chính ngạch sang Trung Quốc như thanh long, mít, chuối... vẫn tăng rất mạnh.

Dự báo, nhu cầu tiêu thụ thủy sản của Trung Quốc tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm, đặc biệt là các tháng cận Tết Nguyên đán 2020. Trong đó, mặt hàng tôm XK hiện đang có giá tốt và xu hướng có thể còn tăng khá từ nay đến cuối năm. Đây là những tín hiệu có thể kỳ vọng việc XK thủy sản sang thị trường Trung Quốc trong cả năm 2019 vẫn sẽ giữ được đà tăng trưởng.

Đâu là những vấn đề cần tập trung tháo gỡ, khuyến cáo cho việc XK mặt hàng nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc trong thời gian tới, thưa ông?

Một là phải tiếp tục kiên trì tái cơ cấu SX trong nước, tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc.

Theo đó, các địa phương, DN cần thường xuyên theo dõi cập nhật thông tin, kịp thời hỗ trợ DN xuất khẩu trước những thay đổi về tiêu chuẩn, kỹ thuật đối với hàng hóa XK sang Trung Quốc. Tổ chức các hội nghị, hội thảo mời các DN Trung Quốc sang tập huấn các yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng cho các DN, HTX, cán bộ địa phương Việt Nam.

Cụ thể với mặt hàng trái cây, cần đẩy mạnh việc cấp mã số vùng trồng cho các vùng trồng và đảm bảo truy xuất nguồn gốc đối với trái cây XK, đồng thời thường xuyên cập nhật với hệ thống hải quan của Trung Quốc để tạo thuận lợi cho XK.

Đồng thời, Bộ đang chỉ đạo các cơ quan chức năng tích cực đàm phán để mở cửa thị trường chính ngạch cho các sản phẩm rau quả như sầu riêng, chanh leo, bơ, bưởi, dừa, na, roi và sản phẩm tổ yến, khoai lang, thạch đen, các sản phẩm thủy sản như nghêu, cá rô phi, cua, cá ngừ và sản phẩm sữa. Đồng thời, tăng cường đầu tư, phối hợp với các DN liên quan để xây dựng chuỗi SX khép kín, nhằm bảo đảm an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường Trung Quốc.

Với mặt hàng thủy sản, cần hỗ trợ các DN thúc đẩy XK và tận dụng lợi thế từ việc Trung Quốc công bố chính thức phê duyệt 33 mặt hàng thủy sản của Việt Nam XK vào Trung Quốc được miễn thuế NK trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA). Trong đó bao gồm nhiều mặt hàng thủy sản thế mạnh của Việt Nam như tôm hùm, tôm sú, tôm biển, cá basa, cá nục gai, cá ngừ đại dương, bạch tuộc...

Xin cảm ơn ông!

"Trung Quốc đang tăng cường giám sát chất lượng hàng hóa nông lâm thủy sản XK qua các cửa khẩu biên giới theo hình thức tiểu ngạch, tác động trực tiếp tới thương nhân hoạt động tại khu vực đường biên.

Bên cạnh đó, tác động của xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc làm đồng Nhân dân tệ giảm mạnh. Tính đến ngày 30/09/2019, NDT đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2008, tỷ giá NDT còn 7,14 NDT đổi 1 USD tại thị trường trong nước. Điều này tác động làm giảm tính cạnh tranh của hàng Việt Nam, đồng thời làm giảm lợi nhuận của DN khi XK sang thị trường này" - Ông Nguyễn Quốc Toản.

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm