| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu lao động là 'đi làm thuê - về làm chủ'

Thứ Tư 28/06/2023 , 06:34 (GMT+7)

Đồng Tháp xác định đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là 'đi làm thuê - về làm chủ' và phương châm này được quán triệt trong cả hệ thống chính trị.

Các lớp tuyển dụng lao động tại Đồng Tháp để sang nước ngoài làm việc. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Các lớp tuyển dụng lao động tại Đồng Tháp để sang nước ngoài làm việc. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Lao động nước ngoài mang về địa phương 1.500 tỷ đồng/năm

UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành kế hoạch Triển khai thực hiện Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2021 – 2025 và phấn đấu mỗi năm, có ít nhất từ 20.000 - 30.000 thanh niên lao động trở lên được giải quyết việc làm.

Trong đó, năm 2023 tỉnh phấn đấu đưa ít nhất 1.500 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh đều có lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đây là chỉ tiêu vừa được UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành trong kế hoạch thực hiện công tác giải quyết việc làm và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2023.

Ông Nguyễn Văn Vũ, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Đồng Tháp, giai đoạn 2014-2022, toàn tỉnh đã đưa hơn 13.000 người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, chủ yếu ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Ước tính toàn tỉnh Đồng Tháp nguồn thu nhập bình quân của người lao động đi làm việc ở nước ngoài gửi về gia đình mỗi năm khoảng 1.500 tỷ đồng.

Riêng từ đầu năm 2023 có hàng trăm người lao động sang nước ngoài làm việc, phần lớn người lao động hết hạn hợp đồng ba năm về nước đúng hạn đã trả hết nợ vay và tích lũy được số tiền khá lớn từ 600 triệu đồng trở lên, giúp gia đình vươn lên khá giàu và tự tin tham gia khởi nghiệp tại địa phương. Xuất khẩu lao động không chỉ giúp cho nhiều gia đình thoát nghèo bền vững, gia đình trung bình trở lên khá, mà còn làm thay đổi bộ mặt nông thôn của tỉnh.

Từ đầu năm 2023 đến nay, người lao động Đồng Tháp tiếp tục có thêm cơ hội làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại Hàn Quốc. Người lao động Đồng Tháp khi sang Hàn Quốc làm việc được hưởng các chính sách ưu đãi theo các nội dung thỏa thuận hợp tác ký kết giữa tỉnh Đồng Tháp với các huyện của Hàn Quốc. Chính sách ưu đãi từ việc học ngoại ngữ, định hướng và các thủ tục trước khi xuất cảnh.

Bà Nguyễn Thị Minh Tuyết, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đồng Tháp cho biết: Năm 2023, hoạt động đưa người lao động sang Hàn Quốc làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đẩy mạnh, qua công tác tham mưu UBND tỉnh Đồng Tháp thực hiện việc ký kết, trao đổi với các đơn vị tuyển dụng Hàn Quốc, bảo vệ quyền và lợi ích của lao động Đồng Tháp khi sang Hàn Quốc.

Theo đó, mỗi năm, các đơn vị tuyển dụng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ tuyển hơn 400 lao động Đồng Tháp, độ tuổi từ 30-40, thời gian làm việc từ 3 tháng được nâng lên 5 tháng, với mức thu nhập hơn 40 triệu đồng/tháng. Những chính sách ưu đãi có lợi đã tác động tích cực đến người lao động khi tham gia.

Năm 2023 Đồng Tháp phấn đấu đưa ít nhất 1.500 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh đều có lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Năm 2023 Đồng Tháp phấn đấu đưa ít nhất 1.500 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh đều có lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo bà Tuyết, để người lao động Đồng Tháp khi đậu tuyển sang Hàn Quốc làm việc thông qua sự giới thiệu từ Trung tâm Dịch vụ việc làm Đồng Tháp sẽ được đảm bảo các quyền lợi ưu tiên, từ việc học ngoại ngữ, định hướng, xem xét các chính sách cho vay đối với người lao động đăng ký tham gia. Trung tâm Dịch vụ việc làm Đồng Tháp sẽ tiếp nhận đăng ký, tổ chức dạy tiếng Hàn giao tiếp, giáo dục định hướng, làm hồ sơ và các thủ tục xuất cảnh cho lao động. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo và trúng tuyển phỏng vấn từ các đơn vị tuyển dụng lao động tại Hàn Quốc, lao động Đồng Tháp sẽ sang Hàn Quốc làm việc trong thời gian 5 tháng. Hiện tại có hơn 200 lao động đã sang Hàn Quốc làm việc nông vụ.

Anh Trần Thanh Long ở huyện Thanh Bình – Đồng Tháp cho biết: “Trước đây, Trung tâm Dịch vụ việc làm Đồng Tháp giới thiệu đi lao động tại Hàn Quốc, tôi đăng ký tham gia học tiếng Hàn. Khi sang Hàn Quốc làm việc, tôi được người chủ quan tâm, đối xử rất tốt, trang thiết bị làm việc hiện đại, công việc cũng không vất vả. Vì vậy, khi hết hạn hợp đồng trở về, tôi tiếp tục chờ cơ hội để sang Hàn Quốc làm việc tiếp. Trong tháng 4/2023, tôi đã trúng tuyển phỏng vấn và được tiếp tục trở lại Hàn Quốc làm việc. Sau thời gian đi Hàn Quốc lao động nông vụ, tôi có thu nhập cao, có thể tích lũy được vốn, cải thiện cuộc sống hiện tại”.

Hỗ trợ người lao động trước khi xuất cảnh

Bà Nguyễn Thị Minh Tuyết, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đồng Tháp cho biết thêm, để thực hiện đạt các chỉ tiêu xuất khẩu lao động đề ra, Đồng Tháp đẩy mạnh thực hiện các cơ chế, chính sách như: Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực thu hút nhiều lao động trên địa bàn, thực hiện có hiệu quả chính sách cho vay ưu đãi nguồn vốn giải quyết việc làm đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX, Tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động, cho vay khởi nghiệp đối với lao động là thanh niên. Rà soát, chọn lọc các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có uy tín, đủ điều kiện pháp lý và có năng lực hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để cho các đơn vị, địa phương và người dân biết, lựa chọn khi tham gia đi làm việc ở nước ngoài. Cùng với đó là tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ người lao động trước khi xuất cảnh và trong quá trình làm việc ở nước ngoài.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan gặp gỡ tâm hình, hướng nghiệp với các bạn trẻ ở vùng Đất Sen hồng (Đồng Tháp) chuẩn bị đi sang nước ngoài làm việc Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan gặp gỡ tâm hình, hướng nghiệp với các bạn trẻ ở vùng Đất Sen hồng (Đồng Tháp) chuẩn bị đi sang nước ngoài làm việc Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Kế hoạch Đồng Tháp đề ra mục tiêu xuất khẩu trong thời gian tới, trong đó phấn đấu có 100% học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được giáo dục hướng nghiệp, trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp trước khi tốt nghiệp. 100% sinh viên các trường Cao đẳng, trường đại học trong tỉnh được trang bị kiến thức về hội nhập quốc tế và chuyển đổi số. Ít nhất 20.000 thanh niên được giải quyết việc làm, ít nhất 90% thanh niên đi lao động ở nước ngoài sau khi về nước được tiếp tục đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, hỗ trợ lập nghiệp, khởi nghiệp.

Mới đây UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ký bản ghi nhớ hợp tác với huyện Yeoncheon, tỉnh Gyeonggi-do (Hàn Quốc), hai bên sẽ cùng xúc tiến các hoạt động giao lưu dựa trên sự tôn trọng và lợi ích lẫn nhau trong các lĩnh vực cùng quan tâm như: Đưa lao động của tỉnh Đồng Tháp sang làm việc tại huyện Yeoncheon; phối hợp thực hiện Chương trình học và thực tập tại các doanh nghiệp của Hàn Quốc; hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp; giao lưu văn hóa, thể dục thể thao thông qua việc thiết lập quan hệ trao đổi, hợp tác hữu nghị.

Về chương trình lao động thời vụ tại huyện Yeoncheon, ông Park Chong Min, Phó Huyện trưởng huyện Yeoncheon cho biết, hiện các doanh nghiệp trong huyện Yeoncheon đã giải quyết được thiếu hụt lao động tại địa phương. Do đó, ông mong muốn tiếp tục thực hiện chương trình lao động thời vụ, cũng như sẽ có nghiên cứu để hỗ trợ lao động Đồng Tháp tốt hơn.

Ngay sau lễ ký kết hợp tác, Đoàn công tác huyện Yeoncheon đã đến thăm 90 lao động thời vụ chuẩn bị xuất cảnh sang huyện Yeoncheon (Hàn Quốc) để làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo thống kê từ năm 2018 đến nay, có 344 lao động Đồng Tháp sang làm việc tại các huyện, thành phố của Hàn Quốc với thu nhập cao, trong đó có 81 lao động làm việc tại huyện Yeoncheon.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan từng có lời khuyên đến các bạn trẻ vùng Đất Sen hồng (Đồng Tháp) chuẩn bị đi sang nước ngoài làm việc: “Khi bạn không ý thức được mình là ai, làm được gì và sẽ như thế nào thì đồng nghĩa bạn đã tự đưa mình ra khỏi dòng chảy của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Người máy thất bại khi không có ý thức thì không nguy hiểm lắm, nhưng người sống mà thất bại khi không còn ý thức thì nguy hại cho cả xã hội.

Bộ trưởng nhấn mạnh, mong muốn các bạn thay đổi suy nghĩ, phải ở tâm thế người làm chủ. Khi các bạn trở về, cái các bạn đang có không phải là khoản tiền kiếm được, mà là nền tảng tri thức, tinh thần, kỹ năng và thái độ làm việc tuyệt vời của người Nhật. Tiền sẽ hết nhưng tri thức thì mãi mãi trường tồn và sẽ giúp các bạn kiếm được số tiền gấp vạn lần các bạn đang có.

Hiện nay thanh niên Đồng Tháp với tâm thế đang vươn ra biển lớn, tức là các bạn trẻ sang nước ngoài làm việc là để học tập, để nâng cao các kỹ năng khi trở về làm chủ chứ không mang ý nghĩa xóa đói giảm nghèo cho tại quê hương”.

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Hải Phòng khởi công dự án sản xuất vật liệu phân hủy hơn 2 nghìn tỷ

Đây là một trong những sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng 69 năm ngày giải phóng Hải Phòng và Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm