| Hotline: 0983.970.780

Đồng Tháp xuất khẩu lao động ra nước ngoài làm việc lớn nhất ĐBSCL

Thứ Ba 10/11/2020 , 09:20 (GMT+7)

Trung tâm dịch vụ việc làm Đồng Tháp đã đóng vai trò quan trọng trong việc đưa hàng ngàn lao động xuất cảnh đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.

Các lớp chuyển dụng lao động tại Đồng Tháp để ra nước ngoài làm việc. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Các lớp chuyển dụng lao động tại Đồng Tháp để ra nước ngoài làm việc. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhiều doanh nghiệp đến Đồng Tháp tuyển dụng lao động

Phát huy kết quả đạt được từ những năm trước, năm 2020, dù trong bối cảnh khó khăn do tác động của dịch Covd - 19, nhưng Đồng Tháp vẫn tiếp tục giữ vững vị thế là tỉnh dẫn đầu trong khu vực ĐBSCL về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 3 năm gần đây.

Để có kết quả này, thời gian qua, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, đặc biệt là Trung tâm dịch vụ việc làm Đồng Tháp đã rất chú trọng lựa chọn đối tác và trực tiếp đến khảo sát các công ty, nghiệp đoàn trước khi ký hợp đồng nên phần lớn người lao động đều có việc làm ổn định, thu nhập bình quân từ 15 - 27 triệu đồng/người/tháng.

Lao động chủ yếu đi làm việc tại Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc… tập trung những ngành nghề chính như trong lĩnh vực nông nghiệp, trang trí nội thất, cơ khí, công nghệ ô tô, chế biến thực phẩm, điện tử, đóng gói công nghiệp, điều dưỡng. Tất cả huyện, thị xã, thành phố thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu tỉnh giao, 100% xã, phường, thị trấn có lao động tham gia đi làm việc ở nước ngoài.

Tuy nhiên, ông Bùi Thành Nhơn, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Tháp vẫn chưa thực sự hài lòng vì số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài vẫn còn hạn chế so với tiềm năng nguồn lao động hiện có của tỉnh. 

Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, vận động ở một số địa phương chưa thường xuyên, liên tục và chưa tập trung tư vấn các đối tượng có nhu cầu, đủ điều kiện về sức khỏe, trình độ để đi làm việc ở nước ngoài...

Theo Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh Đồng Tháp, sau khi các nước Nhật Bản, Hàn Quốc… mở cửa đón lao động Việt Nam trở lại sau khi hết dịch Covid-19, các doanh nghiệp chuyên đưa lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài đến Đồng Tháp tuyển dụng hàng trăm lao động. Ngành nghề, các doanh nghiệp tuyển dụng chủ yếu là đóng gói thực phẩm, chế biến, lắp ráp điện tử, chế tạo vật liệu sắt, sắp xếp hành lý sân bay…

Điển hình như trong tháng 10/2020 vừa qua Công ty cổ phần Xuất khẩu lao động Tracodi có nhu cầu tuyển dụng 200 lao động đi Nhật làm việc.

Bên cạnh đó có thêm 2 doanh nghiệp khác đã đến phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Tháp, Trung tâm dịch vụ Việc làm Đồng Tháp tuyển dụng trên 400 lao động đi Nhật làm việc. Tại các buổi tuyển dụng này, các doanh nghiệp này đã tuyển dụng đạt trên 70% nhu cầu lao động.

Và mới đây Trung tâm Dịch vụ việc làm Đồng Tháp, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhật Huy Khang và Nghiệp đoàn Business Frontier ký kết hợp tác tuyển chọn, đào tạo và đưa khoảng 600 thực tập sinh sang Nhật Bản vào năm 2020.

Chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thời gian qua, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thời gian qua, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo Trung tâm dịch vụ việc làm Đồng Tháp việc tuyển chọn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài lần này làm nhóm lao động, học sinh mới tốt nghiệp THPT không tiếp tục học lên cao đẳng, đại học hay các trường nghề tham gia học tập, rèn luyện, đào tạo để đi làm việc tại Nhật Bản.

Năm 2020, phấn đấu xuất khẩu từ 2.000 lao động trở lên

Để thực hiện đạt chỉ tiêu này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Tấn Bửu yêu cầu các địa phương sử dụng dữ liệu do Sở Giáo dục và Đào tạo cung cấp để tập trung tuyên truyền, vận động đúng đối tượng. Đồng thời quan tâm, hỗ trợ các lao động trở về nước, áp dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc ở nước ngoài để khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Sự nỗ lực của các sở, ngành, địa phương trong thực hiện chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thời gian qua, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Ông Bửu cho biết: Trong nhiều năm qua UBND tỉnh Đồng Tháp đề nghị lãnh đạo các địa phương không nên đóng khung ở những con số chỉ tiêu máy móc mà phải xem đây là chương trình trọng tâm, mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao đời sống người dân.

Thời gian tới, tỉnh Đồng Tháp sẽ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt thực hiện chương trình này. Nếu để lao động thất nghiệp thì trách nhiệm thuộc về lãnh đạo các địa phương.

Theo đó, đối tượng lao động mà UBND tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo các sở, ngành quan tâm hướng đến là học sinh tốt nghiệp THCS, tốt nghiệp THPT, nhóm học sinh không vào đại học, cao đẳng, các học sinh, sinh viên hệ trung cấp, cao đẳng nghề… Và nhóm lao động tự do, bộ đội xuất ngũ.

Lãnh đạo tỉnh còn chỉ đạo Công an tỉnh hỗ trợ các lao động khi làm thủ tục hộ chiếu, ngân hàng chính sách xã hội hướng dẫn cụ thể cho các lao động về thủ tục vay tiền theo chính sách tỉnh, Sở y tế phối hợp, hướng dân lao động về biện pháp phòng chống dịch bệnh…

Ngay từ đầu năm 2020, Trung tâm dịch vụ việc làm Đồng Tháp xây dựng chương trình truyền thông phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và các đơn vị trường cao đẳng, trung cấp, THPT, THCS nắm danh sách các em học sinh, sinh viên có nhu cầu.

Qua kết nối của trung tâm với địa phương, các đơn vị trường, hàng ngàn em học sinh THCS, THPT đã được tạo điều kiện đưa, rước đến Trung tâm tham gia các phiên giao dịch việc làm, tư vấn chuyên đề, định hướng nghề nghiệp, việc làm, những chính sách ưu đãi, hỗ trợ từ trung tâm, nghiệp đoàn, công ty đối với người tham gia.

Năm 2020,  Đồng Tháp phấn đấu xuất khẩu từ 2.000 lao động trở lên. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Năm 2020,  Đồng Tháp phấn đấu xuất khẩu từ 2.000 lao động trở lên. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trung tâm dịch vụ việc làm Đồng Tháp tiếp tục nhận được sự hỗ trợ tích cực của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành phố trong công tác tư vấn, tuyên truyền, vận động lao động.

Với sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, địa phương đã kết nối, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng địa phương trong công tác vận động, tuyên truyền, xây dựng các mô hình tuyên truyền, biểu dương, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể có nhiều cách làm mới, sáng tạo mang lại hiệu quả.

Qua đó, kịp thời động viên tinh thần, tạo động lực để cá nhân, đơn vị làm tốt công tác tư vấn, hỗ trợ, giới thiệu người lao động tham gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Các địa phương có nhiều cách làm hay như huyện Tam Nông, Lai Vung, Lấp Vò, Tháp Mười, TX. Hồng Ngự, TP. Cao Lãnh, huyện Cao Lãnh...

    Tags:
Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm