| Hotline: 0983.970.780

Xuất siêu nông lâm thủy sản 11 tháng đạt 10,55 tỷ USD

Thứ Năm 30/11/2023 , 05:54 (GMT+7)

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu nông lâm thủy sản 11 tháng ước đạt 85,13 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu 47,84 tỷ USD, nhập khẩu 37,29 tỷ USD, xuất siêu 10,55 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta 11 tháng đầu năm 2023 đạt 8,24 tỷ USD, giảm 18,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Hồng Thắm.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta 11 tháng đầu năm 2023 đạt 8,24 tỷ USD, giảm 18,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Hồng Thắm.

Về xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 11/2023 ước đạt 4,79 tỷ USD, tăng 0,3% so với tháng 10/2023 và tăng 13% so với tháng 11/2022; trong đó tất cả các nhóm hàng đều tăng so với tháng 11/2022. Cụ thể, nông sản 2,49 tỷ USD, tăng 24,7%; chăn nuôi 41 triệu USD, tăng 9,7%; lâm sản 1,29 tỷ USD, tăng 2,8%; thủy sản 800 triệu USD, tăng 1,4%; đầu vào sản xuất 168 triệu USD, tăng 4,9%.

Theo đó, tổng kim ngạch xuất khẩu 11 tháng đầu năm ước đạt 47,84 tỷ USD, giảm 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhóm thủy sản đạt 8,24 tỷ USD, giảm 18,9%; lâm sản 13,02 tỷ USD, giảm 17%; đầu vào sản xuất 1,82 tỷ USD, giảm 17,8%.

Riêng nhóm nông sản và chăn nuôi có giá trị tăng, nông sản 24,3 tỷ USD, tăng 17,1% (đóng góp bởi giá trị xuất khẩu nhóm hàng rau quả 5,32 tỷ USD, tăng 74,5%; gạo 4,41 tỷ USD, tăng 36,3%; hạt điều 3,31 tỷ USD, tăng 17,4%, sản phẩm từ ngũ cốc 1,08 tỷ USD, tăng 5,4%) và sản phẩm chăn nuôi 453 triệu USD, tăng 23,5%. Đến nay, có 6 sản phẩm/nhóm sản phẩm đạt giá trị xuất khẩu trên 3 tỷ USD.

Giá xuất khẩu bình quân một số nông sản chính: Gạo 568 USD/tấn, tăng 17,3% chè 1.750 USD/tấn, tăng 8,7%, cà phê 2.570 USD/tấn, tăng 11,9%. Một số mặt hàng giảm, như: Cao su 1.343 USD/tấn, giảm 14,7%; hồ tiêu 3.391 USD/tấn, giảm 21,3%; hạt điều 5.682 USD/tấn, giảm 4,7%; sắn và sản phẩm từ sắn 437 USD/tấn, giảm 0,3%.

Trong 11 tháng đầu năm 2023, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản tới các thị trường thuộc khu vực châu Á đạt 23,61 tỷ USD, tăng 6,8%; châu Mỹ 10,85 tỷ USD, giảm 17,7%; châu Âu 4,85 tỷ USD, giảm 12,5%; châu Phi 999 triệu USD, tăng 21,7%; châu Đại Dương 722 triệu USD, giảm 13,5%. Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản tiếp tục duy trì là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 23,2%, tăng 18%; Hoa Kỳ chiếm 20,6%, giảm 17,9% và Nhật Bản chiếm 7,4%, giảm 9,1%.

Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu nông lâm thủy sản 11 tháng đầu năm 2023 đạt 37,29 tỷ USD, giảm 9,7%. Trong đó, nhóm nông sản 22,72 tỷ USD, giảm 9,4%; sản phẩm chăn nuôi 3,23 tỷ USD, giảm 4,8%; thủy sản 2,41 tỷ USD, giảm 3,4%; lâm sản 2,09 tỷ USD, giảm 27,5%; đầu vào sản xuất 6,79 tỷ USD, giảm 8,1%; muối 41,1 triệu USD, giảm 2,5%.

Khu vực châu Á chiếm 28,1% thị phần nhập khẩu của Việt Nam, châu Mỹ chiếm 23,5%, châu Đại Dương chiếm 7%, châu Phi chiếm 4,7% và châu Âu chiếm 4%. Các nước Trung Quốc, Brazil và Hoa Kỳ là 3 thị trường cung cấp các mặt hàng nông, lâm, thủy sản lớn nhất cho Việt Nam trong 11 tháng qua, với thị phần trong tổng giá trị nhập khẩu lần lượt là 8,1%, 8,1% và 7,9%.

Bộ NN-PTNT sẽ đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu trong tháng cuối năm 2023. Ảnh: TL.

Bộ NN-PTNT sẽ đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu trong tháng cuối năm 2023. Ảnh: TL.

Trong tháng 11, thị trường hàng hóa trong nước duy trì ổn định, nguồn cung được đảm bảo, giá cả không có biến động nhiều. Giá lúa, gạo ở ĐBSCL có xu hướng tăng (lúa tăng 300 - 400 đồng/kg, gạo tăng 2.000 - 3.000 đồng/kg), giá lợn hơi tăng nhẹ 1.000 đồng vào tuần đầu của tháng 11, sau đó có xu hướng giảm 1.000 -2.000 đồng/kg do dịch bệnh ở một số tỉnh, thành. Giá cá tra nguyên liệu có xu hướng giảm, duy trì ở mức 26.500 - 26.800 đồng/kg; giá tôm sú 220.000 đồng/kg, tăng 40.000 đồng/kg. Thị trường trái cây xu hướng giảm do nguồn cung tăng.

Trong tháng 12, Bộ NN-PTNT sẽ đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tiếp tục xử lý các vấn đề thị trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông sản, thủy sản, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, liên minh kinh tế Á - Âu... Tận dụng các FTAs, đặc biệt là Hiệp định CPTPP, EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản chủ lực, hỗ trợ doanh nghiệp ký kết đơn hàng xuất khẩu mới. Phối hợp hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam ở nước ngoài.

Theo dõi, nắm bắt tình hình giá cả, nguồn cung các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu, báo cáo Tổ điều hành thị trường trong nước và Ban Chỉ đạo giá của Chính phủ; đảm bảo nguồn cung phục vụ nhu cầu trong nước và cân đối cung cầu dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn. Phối hợp với các địa phương hỗ trợ kết nối, thúc đẩy chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông sản vào vụ thu hoạch.

Tổ chức các hoạt động, như: Các Diễn đàn 970 hỗ trợ kết nối tiêu thụ nông sản; tọa đàm phổ biến thông tin, quy định thị trường và thị hiếu tiêu dùng, kết nối tiêu thụ thông qua hệ thống tham tán thương mại, nông nghiệp tại các thị trường, các chuỗi phân phối bán lẻ trong nước, các sàn thương mại điện tử (Postmart, Shopee, Tiki, Lazada, Tiktok, Zalo…) đối với các mặt hàng nông sản, sản phẩm OCOP...

Xem thêm
Kỷ luật ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét kỷ luật ông Võ Văn Thưởng

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Sở NN-PTNT 13 tỉnh, thành phố vùng Trung bộ ký giao ước thi đua năm 2015

Ninh Thuận Khối thi đua Sở NN-PTNT 13 tỉnh, thành phố vùng Trung bộ đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đảm bảo an toàn cho ngư dân mùa mưa bão: [Bài 1] Tính mạng trên hết

Phần lớn quãng đời của ngư dân gắn với biển. Biển cả mênh mông, trong khi bão tố rất bất thường, sinh mạng và tài sản của ngư dân luôn bị thiên tai đe dọa…