| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tăng trưởng ấn tượng

Chủ Nhật 26/11/2023 , 14:30 (GMT+7)

Trong khi nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản gặp khó khăn về xuất khẩu trong năm nay thì xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi lại tăng trưởng tốt.

Chế biến thịt gà xuất khẩu tại Tổ hợp CPV Food của C.P. Việt Nam. Ảnh: Sơn Trang.

Chế biến thịt gà xuất khẩu tại Tổ hợp CPV Food của C.P. Việt Nam. Ảnh: Sơn Trang.

Theo Tổng cục Hải quan, trong quý III, xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt đạt trên 5.700 tấn, trị giá hơn 28 triệu USD, tăng 27% về lượng và tăng 19% về trị giá so với quý II, tăng 45% về lượng và tăng 34% về trị giá so với quý III/2022.

Thịt và sản phẩm thịt của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang các nước thuộc khu vực châu Á, trong đó xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Hồng Kông.

Trong quý III, Hồng Kông chiếm hơn 40% về lượng và chiếm xấp xỉ 50% về trị giá trong tổng xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam, đạt trên 2.300 tấn, trị giá 14 triệu USD, tăng gần 14% về lượng và tăng trên 12% về trị giá so với quý II. Về trị giá so với quý 3/2022 tăng 28% và về lượng tăng 46%.

Trong quý III, các chủng loại thịt và các sản phẩm từ thịt xuất khẩu chủ yếu gồm: Thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh (chủ yếu là thịt lợn sữa nguyên con đông lạnh và thịt lợn nguyên con đông lạnh) được xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông.

Thịt khác và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ của động vật khác, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh (chủ yếu là thịt ếch đông lạnh) được xuất khẩu sang Bỉ, Hoa Kỳ, Pháp, Canada …

Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh (chủ yếu là chân gà đông lạnh) được xuất chủ yếu sang Trung Quốc.

Đáng chú ý, trừ thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm, xuất khẩu các chủng loại thịt và các sản phẩm từ thịt trên đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2022.

Tính chung trong 3 quý đầu năm nay, xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt đạt trên 16.000 tấn, trị giá gần 78 triệu USD, tăng 28% về lượng và tăng 39% về trị giá so với cùng kỳ 2022, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng ấn tượng của xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi nói chung.

Theo Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (Bộ NN-PTNT), 10 tháng năm 2022, xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi đạt 402 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ 2022.

Trong đó, Hồng Kông là thị trường lớn nhất của các sản phẩm chăn nuôi Việt Nam, chiếm 37% trong 10 tháng năm 2022. Tiếp đó là Campuchia (15%), Nhật Bản (14%), Trung Quốc (10%) …

Trang trại nuôi gà công nghiệp xuất khẩu của HTX Nông nghiệp Công nghệ cao Long Thành Phát (Đồng Nai). Ảnh: Sơn Trang.

Trang trại nuôi gà công nghiệp xuất khẩu của HTX Nông nghiệp Công nghệ cao Long Thành Phát (Đồng Nai). Ảnh: Sơn Trang.

Bên cạnh xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt, xuất khẩu sữa cũng tăng trưởng tốt khi đạt 113 triệu USD trong 10 tháng đầu năm, tăng 26% so với cùng kỳ.

Riêng về nhóm hàng thịt và sản phẩm thịt xuất khẩu, trong 9 tháng đầu năm, nhóm sản phẩm thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh chiếm tỷ trọng lớn nhất với 32%. Tiếp đó là thịt chế biến (xúc xích, hun khói, muối…) chiếm 24%; trâu, bò sống chiếm 15%; thịt và phụ phẩm của gia cầm 8%…

TS Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm Việt Nam cho biết, theo tính toán của FAO, tăng trưởng tiêu thụ protein thịt trên toàn cầu trong thập kỷ tới dự báo sẽ tăng 14% vào năm 2030, do tăng thu nhập và tăng dân số. Nguồn cung cấp protein từ thịt gia cầm được dự báo sẽ tăng 17,8% vào năm 2030.

Thương mại thịt quốc tế sẽ mở rộng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng từ các quốc gia ở châu Á và Cận Đông, nơi nguồn cung trong nước sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu. Đây là cơ hội tạo đòn bẩy thúc đẩy ngành chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam phát triển.

Để xuất khẩu sản phẩm gia cầm tăng trưởng tốt hơn trong thời gian tới, TS Nguyễn Thanh Sơn cho rằng, cần đẩy mạnh công tác đàm phán mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm thịt, trứng gia cầm chế biến. Tích cực hỗ trợ hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai các thủ tục hành chính, quy định kỹ thuật đối với việc xuất khẩu sản phẩm.

Bênh cạnh đó, cần xây dựng được nhiều vùng an toàn dịch bệnh, đặc biệt là xây dựng và triển khai chương trình trung hạn và dài hạn xuất khẩu một số sản phẩm gia cầm chủ lực.

Xem thêm
Tiêm phòng vacxin dại tập trung mang lại nhiều lợi ích

TÂY NINH Trong năm 2025, tỉnh Tây Ninh tiếp tục tiêm ngừa dại cho đàn chó, mèo theo hình thức tập trung tại 9 huyện, thị xã, thành phố nhằm kiểm soát bệnh dại hiệu quả.

Lãi tiền tỷ nhờ cây mận 'nhà giàu'

Sóc Trăng Một nông dân ở Cù Lao Dung lãi hơn 1 tỷ đồng mỗi năm, nhờ trồng giống mận (doi) hồng MST trái to, giòn, ngọt và ít nước.

Tương lai sáng dâu tằm tơ miền núi phía Bắc: [Bài 5] Nghiên cứu giống tằm mới

Để ngành tằm tơ chiếm lĩnh thị trường cần quy hoạch vùng nguyên liệu, nghiên cứu lai tạo các giống dâu, tằm mới, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi, chế biến.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Tưới nhỏ giọt để ứng phó nguy cơ cạn kiệt nước ngầm

SÓC TRĂNG Trước nguy cơ nguồn nước ngầm suy giảm, nông dân Vĩnh Châu muốn chuyển đổi sang phương pháp tưới nhỏ giọt để tiết kiệm nước, giảm chi phí và nâng cao năng suất cây trồng.

Kiên Giang xử lý triệt để tàu cá ‘3 không’

KIÊN GIANG Đến đầu năm 2025, Kiên Giang đã xử lý triệt để tàu cá ‘3 không’ trên địa bàn, thực hiện đạt 100% số tàu cần đăng ký.

Kiểm tra đột xuất về an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng

THÁI NGUYÊN Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên giao Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất về an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng.