| Hotline: 0983.970.780

Xúc tiến xuất khẩu bơ vào thị trường Mỹ

Thứ Năm 16/05/2019 , 15:52 (GMT+7)

Để vào được thị trường Mỹ, quả bơ phải bảo đảm các yêu cầu tối thiểu các quy định của cơ quan chức năng về độ chín, màu sắc, trọng lượng. Quả bơ phải nguyên vẹn, sạch sẽ, không mang côn trùng, không qua tiếp xúc với các môi trường quá ẩm ướt, ở trong tình trạng có thể vận chuyển, đóng gói được...

Sau gần 10 năm đàm phán để xoài được chính thức xuất sang Mỹ, Việt Nam hiện đang đẩy mạnh công tác xúc tiến để đưa bơ vào thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng này.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2018 nước này đã chi 2,35 tỷ USD để nhập 1,04 triệu tấn bơ. Quả bơ được 51% các hộ gia đình tại Mỹ tiêu thụ, số tiền trung bình một hộ gia đình tại Mỹ dành để mua quả bơ là 24,5 USD/năm.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2018 nước này đã chi 2,35 tỷ USD để nhập 1,04 triệu tấn bơ.

Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại San Francisco (Mỹ) cho biết, hầu hết quả bơ tại Mỹ được tiêu thụ qua kênh các siêu thị lớn, với khối lượng lớn, do đó phải đáp ứng yêu cầu rất cao: Các công ty cung cấp quả bơ phải chịu trách nhiệm và có khả năng kiểm soát các khâu trong chuỗi cung ứng, từ sản xuất tới phân phối; các doanh nghiệp xuất khẩu cần đảm bảo có đủ các chứng chỉ chất lượng. Do quả bơ là một loại trái cây dùng để ăn liền, nên các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến các yếu tố an toàn thực phẩm.

Cũng theo Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại San Francisco, Việt Nam hiện có nhiều giống bơ cho quả gần như quanh năm. Tuy nhiên giá trị hàng hóa quả bơ Việt Nam còn thấp do hạn chế trong khâu ứng dụng khoa học kỹ thuật, quy mô sản xuất manh mún, chưa xây dựng được thương hiệu, chỉ dẫn địa lý.

Để phát huy tiềm năng của cây bơ cũng như thúc đẩy xuất khẩu quả bơ vào các thị trường mới, trong đó có Mỹ khi được mở cửa thị trường, Việt Nam cần tìm kiếm và tuyển chọn những giống cây bơ ngon, chất lượng, năng suất cao, đặc biệt có chiến lược quảng bá tiếp thị hiệu quả.

Nếu làm tốt công tác sản xuất, có sự đầu tư và cách tiếp cận thị trường phù hợp, quả bơ có thể sẽ nhanh chóng trở thành cây trồng có doanh thu xuất khẩu cao của nước ta.

Kim ngạch xuất khẩu quả bơ của thế giới đạt khoảng 6 tỷ USD trong năm 2017. Trong đó khu vực Bắc Mỹ (chủ yếu là Mexico) là nhà xuất khẩu lớn nhất với hơn 50% kim ngạch của thế giới, EU chiếm 22,8% và các nước Mỹ Latin (trừ Mexico) chiếm 19,5%. Còn lại châu Phi khoảng 3,4%, châu Á, 1,7% và châu Đại Dương đứng đầu là New Zealand với 1,6%.

(chinhphu.vn)

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên

Chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên 2024 sẽ được tổ chức tại TP Nha Trang từ ngày 23 – 24/5.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm