| Hotline: 0983.970.780

Rau quả khởi sắc: Đã xuất khẩu trên 1,4 tỷ USD

Thứ Ba 07/05/2019 , 08:50 (GMT+7)

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trong tháng 4, kim ngạch xuất khẩu rau quả ước đạt 462,474 triệu USD, ước tăng 26,84% so với tháng 3/2019 và ước tăng 33,15% so với cùng kỳ 2018.

Chế biến dứa xuất khẩu tại Cty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao

Trong quý I/2019, xuất khẩu rau quả bị tăng trưởng âm. Tuy nhiên, nhờ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh trong tháng 4 nên 4 tháng đầu năm nay xuất khẩu rau quả đã tăng trưởng dương và mở ra triển vọng tăng trưởng tốt trong những tháng tới.

Trong 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu rau quả ước đạt 1,409 tỷ USD, ước tăng 7,03% so với cùng kỳ 2018.

Cũng trong 4 tháng đầu năm, giá trị nhập khẩu rau quả của nước ta ước đạt 648,795 triệu USD. Tính ra, trong 4 tháng qua, ước xuất siêu rau quả là 760,316 triệu USD.

Như vậy, sau quý I bị tăng trưởng âm (đạt 680,047 triệu USD, giảm 6,3% so cùng kỳ), nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của tháng 4, mà xuất khẩu rau quả 4 tháng đầu năm đã tăng trưởng dương. Thực ra, sự tăng trưởng mạnh đã bắt đầu từ tháng 3 khi đạt 364,599 triệu USD tăng tới 57,4 % so với tháng 2/2019 và tăng 37% so với tháng 3/2018. 2 tháng tăng trưởng mạnh liên tiếp đã giúp cho xuất khẩu rau quả khởi sắc trở lại sau khi liên tiếp bị sụt giảm từ tháng 12 năm ngoái tới tháng 1 và 2 của năm nay.

Theo một số doanh nhân ngành rau quả, sau một thời gian gặp khó khăn về xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc do phải thực hiện những quy định mới của nước này về truy xuất nguồn gốc, đến thời điểm này, nhìn chung xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc đã bắt đầu ổn định trở lại.

10 thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất trong quý I

Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất với 680,047 triệu USD, chiếm 71,67% thị phần. Tiếp đến là thị trường Mỹ, đạt 31,745 triệu USD, chiếm 3,35%; thứ 3 là Hàn Quốc với 31,27 triệu USD, chiếm 3,3%. Từ thứ 4 đến thứ 10 lần lượt là Nhật Bản (đạt 28,241 triệu USD, chiếm 2,98%); Hà Lan (16,677 triệu USD, chiếm 1,76%); Thái Lan (12,359 triệu USD, chiếm 1,3%); UAE (10,496 triệu USD, chiếm 1,11%); Úc (9,534 triệu USD, chiếm 1%), Malaysia (8,418 triệu USD, chiếm 0,89%); Đài Loan (7,753 triệu USD, chiếm 0,82%).

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm