| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu rau quả tăng trưởng mạnh trở lại

Thứ Sáu 19/04/2019 , 08:48 (GMT+7)

Trong 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu rau quả giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng kết thúc quý I, xuất khẩu rau quả chỉ còn giảm nhẹ so với cùng kỳ nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ trong tháng 3.

15-50-52_xut_khu_ru_qu_tng_mnh_tro_li
Sơ chế chuối xuất khẩu

Theo Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu rau quả chỉ đạt trên 585 triệu USD, giảm tới 9,7% so với cùng kỳ 2018.

Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng xuất khẩu rau quả 2 tháng đầu năm bị sụt giảm mạnh do nghỉ Tết Nguyên Đán kéo dài. Bên cạnh đó còn gặp khó khi thị trường chiếm trên 74% thị phần là Trung Quốc đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc, tăng cường quản lý chất lượng. Rau quả Việt Nam chỉ được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc trên tuyến biên giới đất liền Việt - Trung. Hải quan Trung Quốc còn yêu cầu phải làm thủ tục thông quan tại các cửa khẩu đã được chỉ định là cửa nhập khẩu trái cây…

Những vấn đề đó, đã khiến cho xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc bị sụt giảm. Cụ thể, trong quý I/2019 xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm 6,3% so cùng kỳ khi chỉ đạt 680,047 triệu USD. Một số thị trường quan trọng ở Đông Nam Á cũng giảm mạnh như Malaysia giảm 52% (đạt 8,418 triệu USD) và Thái Lan giảm 31,8% (đạt 12,359 triệu USD) so với cùng kỳ, qua đó ảnh hưởng đáng kể đến kim ngạch xuất khẩu quý I/2019.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng mạnh mẽ trở lại của xuất khẩu rau quả trong tháng 3, nhất là nửa cuối của tháng, đã giúp cho xuất khẩu rau quả trong quý I không còn trong tình trạng ảm đạm. Trong tháng 3, giá trị xuất khẩu rau quả là 364,599 triệu USD tăng tới 57,4% so với tháng 2/2019 và tăng 37% so với tháng 3/2018. Đây là mức tăng trưởng cao mà ngành rau quả từng đạt được trong nhiều tháng của năm 2017 và đầu 2018.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu rau quả trong tháng 3 là một tín hiệu vui khi mà 2 tháng đầu năm đều tăng trưởng âm. Nhờ vậy, trong cả quý I, xuất khẩu rau quả đã đạt 948,871 triệu USD, chỉ còn giảm nhẹ 2,1% so cùng kỳ năm ngoái.

Điều đáng chú ý là trong khi xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á bị giảm sút đáng kể, thì lại tăng trưởng mạnh ở nhiều thị trường khó tính. Trong quý 1, xuất khẩu rau quả sang Úc tăng 54,4% và đạt 9,534 triệu USD; UAE tăng 47,2%, đạt 10,496 triệu USD; Hàn Quốc tăng 30,9%, đạt 31,270 triệu USD; Hà Lan tăng 25,9%, đạt 16,677 triệu USD; Mỹ tăng 10%; đạt 31,745 triệu USD… Điều này cho thấy khả năng tiếp cận các thị trường khó tính của rau quả Việt Nam đang ngày càng được cải thiện.

Sản lượng vải thiều Trung Quốc dự báo giảm mạnh

Theo Bộ Công thương, các thông tin từ Trung Quốc cho thấy tổng sản lượng vải thiều ở đảo Hải Nam (Trung Quốc) sẽ giảm mạnh trong năm nay. Nhận định của Cty TNHH Phát triển Nông nghiệp Sinh thái Hải Nam Wushen (Trung Quốc), cho thấy, sản lượng loại vải thiều Concubine Smile (dự kiến được bán trên thị trường từ 10/5) sẽ giảm 50 - 60%; sản lượng loại vải Lychee King (dự kiến sẽ bắt đầu bán từ 20/5) có thể sẽ giảm 60 - 70%.

Như vậy, tổng sản lượng vải thiều Hải Nam năm nay sẽ thấp hơn năm ngoái. Do đó, giá vải ở Trung Quốc (thường cao vào đầu mùa sau đó giảm dần) năm nay nhiều khả năng sẽ kéo dài thời gian cao như lúc đầu mùa.

Đây là cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều sang Trung Quốc trong vụ vải sắp tới.

 

    Tags:
Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm