| Hotline: 0983.970.780

Yên Bái: Mưa lũ, sạt lở đất làm 2 người thiệt mạng

Thứ Bảy 07/10/2023 , 16:30 (GMT+7)

Tại thôn Gốc Nhội, xã Yên Thái, huyện Văn Yên, mưa lớn làm sạt lở đất đá vào nhà, khiến 2 người dân thiệt mạng là ông Nguyễn Quyết Tiến (sinh năm 1959) và bà Phạm Bích Liên (sinh năm 1962).

Khu vực sạt lở làm sập đổ nhà dân tại huyện Văn Yên khiến 2 người chết.

Khu vực sạt lở làm sập đổ nhà dân tại huyện Văn Yên khiến 2 người chết.

Ngoài ra, trận mưa lớn đêm 6/10 đến sáng 7/10 trên địa bàn tỉnh Yên Bái còn gây nhiều thiệt hại về tài sản.

Cụ thể, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai (đoạn qua địa phận xã Yên Thái, huyện Văn Yên) bị sạt lở ta-luy âm nên phải tạm dừng tất cả các chuyến tàu. Theo ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Công ty Cổ phần Đường sắt Yên Lào, đoạn bị sạt lở dài khoảng 30m, dưới nền đường sắt. Đơn vị đã chuẩn bị đầy đủ vật tư, giọ đá nhưng chưa đưa được máy xúc vào để xử lý, do điểm sạt lở khó tiếp cận. Đơn vị đang huy động nhân lực khắc phục trong thời gian sớm nhất để tuyến đường sắt lưu thông trở lại.

Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai phải tạm dừng hoạt động do sạt lở ta-luy âm đoạn qua huyện Văn Yên.

Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai phải tạm dừng hoạt động do sạt lở ta-luy âm đoạn qua huyện Văn Yên.

Tại huyện Trấn Yên, mưa lớn làm 40 ngôi nhà ở xã Tân Đồng bị sạt ta-luy, trong đó có 5 nhà phải di dời khẩn cấp để đảm bảo an toàn. Lũ xảy ra ở hầu hết các suối và làm ngập nhiều ngầm tràn và các đoạn đường thấp, chính quyền địa phương đã cảnh báo người dân không di chuyển khi trời đang mưa to.

Bên cạnh đó, hơn 90ha diện tích lúa, dâu tằm và hoa màu ở các xã Tân Đồng, Báo Đáp, Đào Thịnh bị ngập nước; 22ha mặt nước nuôi cá bị vỡ, tràn gây mất trắng.

Tuyến đường giao thông tại xã Tân Đồng (huyện Trấn Yên) bị sạt lở gây chia cắt.

Tuyến đường giao thông tại xã Tân Đồng (huyện Trấn Yên) bị sạt lở gây chia cắt.

Ông Nguyễn Đức Mầu – Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết: Ngay sau khi mưa lũ xảy ra, Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) của huyện đã đi kiểm tra, chỉ đạo các xã cắt cử lực lượng cảnh giới tại các điểm ngập, sạt, kiên quyết không cho người và phương tiện lưu thông. Huy động “4 tại chỗ” để di dời người, tài sản của nhân dân trong vùng thiên tai đến nơi an toàn; hót dọn đất đá bị sạt ta-luy để sớm lưu thông các tuyến đường.

Tính đến 13 giờ ngày 7/10, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có tới 379 ngôi nhà bị ảnh hưởng; trong đó 1 nhà bị cuốn trôi hoàn toàn, 5 nhà phải di dời tạm thời để đảm bảo an toàn, 330 nhà bị ngập nước. Diện tích lúa, hoa màu, cây lâm nghiệp bị thiệt hại, ngập úng gần 100 ha.

Một điểm ngập úng tại thành phố Yên Bái.

Một điểm ngập úng tại thành phố Yên Bái.

Ngoài ra, một điểm trường của Trường Mầm non xã Vũ Linh (huyện Yên Bình) bị hư hỏng, ảnh hưởng; 26 điểm ngập úng cục bộ tại thành phố Yên Bái; tuyến đường tỉnh lộ 163 (đoạn qua địa phận xã Yên Thái, huyện Văn Yên) bị sạt lở với khối lượng trên 2.000m3; tuyến đường Yên Thái - Ngòi A - Quang Minh - An Bình (Văn Yên) có hơn 20 điểm sạt lở ta-luy dương… 

Nhiều công trình đường bộ, thủy lợi và hệ thống đường điện cũng bị sạt lở, ảnh hưởng… Ước thiệt hại khoảng 5,4 tỷ đồng.

Trong những ngày mưa lũ, tỉnh Yên Bái khuyến cáo người dân hạn chế tham gia giao thông, kiểm tra các điều kiện an toàn xung quanh khu vực nhà ở.

Trong những ngày mưa lũ, tỉnh Yên Bái khuyến cáo người dân hạn chế tham gia giao thông, kiểm tra các điều kiện an toàn xung quanh khu vực nhà ở.

Sau khi nhận được tin báo, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các địa phương đã khẩn trương kiểm tra, thống kê thiệt hại và huy động các lực lượng tại chỗ khắc phục để đảm bảo ổn định đời sống cho nhân dân. Đồng thời, duy trì công tác trực 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thông tin kịp thời để người dân biết, chủ động phòng tránh.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khảo sát mỏ cát tại Vĩnh Long

Vĩnh Long Phó Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Vĩnh Long và chủ đầu tư khẩn trương khảo sát, đánh giá lại hiện trạng tại các hộ dân sinh sống khu vực khai thác của 3 mỏ cát.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm