| Hotline: 0983.970.780

Vượt sông!

Thứ Năm 22/11/2012 , 09:37 (GMT+7)

Vào mùa nước nổi, khu vực biên giới An Giang mênh mông nước, nhấn chìm mọi thứ trên mặt đất, nhưng vẫn không ngăn được những đàn trâu, bò Campuchia nhập lậu. Chúng nghênh ngang trên những chiếc phà nhỏ, thậm chí bơi lóp ngóp dưới mặt nước qua sông vào Việt Nam.

Vào mùa nước nổi, khu vực biên giới An Giang mênh mông nước, nhấn chìm mọi thứ trên mặt đất, nhưng vẫn không ngăn được những đàn trâu, bò Campuchia nhập lậu. Chúng nghênh ngang trên những chiếc phà nhỏ, thậm chí bơi lóp ngóp dưới mặt nước qua sông vào Việt Nam.

>> Hợp thức hóa trâu bò lậu?
>> Thâm nhập chợ trâu bò Kam Pong Cham
>> Trâu bò nhập lậu bị thả nổi

ĐIỂM NÓNG VĨNH GIA

Nghe tôi bảo muốn tìm hiểu hiện trạng trâu bò từ Campuchia về Việt Nam, Tư Chánh, một “đại gia” nổi tiếng trong làng lái trâu vùng biên giới Tây Nam, bảo: “Ở miền Tây có 2 điểm trâu bò Campuchia về nhiều nhất là khu vực xã Vĩnh Điều (Kiên Lương, Kiên Giang) và xã Vĩnh Gia (Tri Tôn, An Giang). Ông muốn đến chỗ nào cũng được. Đến điểm nào thì a lô, tôi giới thiệu anh em quen dẫn đi”.

Từ TP Long Xuyên, tôi đi hơn 50 cây số theo QL80 đến ngã 3 Lộ Tẻ, rẽ trái đi vào tỉnh lộ 941 thì đến thị trấn Tri Tôn - một huyện biên giới với những ngọn núi trùng điệp, thưa người của tỉnh An Giang. Đúng như lời hứa, sau khi tôi gọi Tư Chánh và ghé vào quán cà phê ngồi đợi không bao lâu thì một người đàn ông chừng ngoài 40 tuổi chạy đến. Có lẽ, do tôi là người lạ nên anh ta nhận ra và tiến lại gần hỏi: “Anh là người quen của anh Tư, xuống tìm mua bò Miên phải không?”. Tôi gật đầu. Anh ta giới thiệu tên Bảy Hưng, 47 tuổi, nhà ở Tịnh Biên. Vừa nói Hưng vừa quan sát tôi khá kỹ rồi “thẩm tra” lý lịch bằng những câu hỏi: “Nhà ở đâu? Làm nghề gì?”, sau khi nghe tôi giới thiệu, Bảy Hưng phán: “Tôi chắc anh không phải dân đi mua bò về kinh doanh. Anh là công an hay nhà báo gì đó. Anh nói thật, mình dễ nói chuyện. Tôi chẳng ngại đâu, biết gì nói nấy”. Tôi lưỡng lự vài giây rồi đành gượng cười thú thật. Hưng bảo: “Ừ, có gì đâu mà giấu. Tụi tui cũng chẳng ngại gì cả. Mình có gì phi pháp đâu mà sợ”.

Sau khi 2 bên đã “cởi mở” với nhau, Hưng nói: “Bây giờ đang mùa nước nổi nên trâu bò chủ yếu về Việt Nam bằng đường thủy. Thuê trẹt (một loại phà nhỏ - PV) chở qua thì đỡ vất vả, nhưng nếu không có trẹt thì lùa cả đàn xuống nước bơi qua sông, đỡ tốn mấy trăm ngàn. Bây giờ tôi dẫn anh đi thăm chợ bò Vĩnh Gia, sau đó ra kênh Vĩnh Tế xem có bò lội nước không”.


Bò Campuchia đang bơi qua kênh Vĩnh Tế (Vĩnh Gia, Tri Tôn)

Vĩnh Gia là một trong 2 xã duy nhất của huyện Tri Tôn có đường biên giới với Campuchia, ngăn cách bằng kênh đào Vĩnh Tế. Đây là một trong những điểm cung cấp trâu bò Campuchia lớn nhất ĐBSCL hiện nay. Theo lái Hưng, Vĩnh Gia có hàng chục cái tên nổi danh với nghề mua gom trâu bò. Mỗi cái tên đều có kèm biệt danh phía sau là tên con vật họ mua bán. Hưng dẫn tôi đến nhà ông Thạch S, một trùm lái trâu bò ở Vĩnh Gia. Tại đây, một dãy chuồng dài, khoảng 5 - 6 chục con cả trâu lẫn bò đang chen chúc bên trong. Nghe tôi hỏi giá, ông S nói: “Số này đã có mối đặt lấy hết rồi. Nếu anh muốn mua thì hẹn trước chừng 2 - 3 ngày. Bao nhiêu cũng có”.


Bò Campuchia qua sông bằng những chiếc phà nhỏ

Ông S cho biết, đàn này tổng cộng có 15 con trâu, 48 con bò, do ông trực tiếp sang Campuchia mua gom về, vừa bán một số, còn lại đã có lái mua hết giá 800 triệu, đang chờ họ đến chuyển đi. Theo ông S, hiện nay ở Campuchia nguồn hàng không còn dồi dào như trước, nên những lái có máu mặt thường đi chuyến dài ngày, sang đến Lào, Myanmar để gom trâu bò về. “Trung bình một xe chở khoảng 45 con, khi về đến Việt Nam, lộ phí cho mỗi con hết khoảng 2 triệu đồng. Tức 90 triệu đồng/xe”, ông S nói. “Nhưng, mua dễ nhất vẫn là Thái. Bên đó có chợ trâu bò rất lớn, mình đến đó chọn, ưng con nào họ bán con đó. Còn ở Miên, họ giao bán cả bầy chứ không cho mua lẻ. Nếu mình tính thịt không chuẩn là lỗ nặng”, ông S nói tiếp.

Rời nhà ông S, Hưng dẫn tôi ra kênh Vĩnh Tế, trên đường đi, Hưng tiếp tục chỉ cho tôi những lò trâu bò của một số lái khác. Mỗi điểm tập trung từ 5 đến 2 chục con.


Thương lái, người dắt thuê đang đón đoàn trâu bò ngoại

MỖI NGÀY 2 - 3 TRĂM TRÂU BÒ VƯỢT SÔNG

Hưng cho biết, trung bình một con trâu, bò có giá từ 13 - 18 triệu đồng, tùy lớn nhỏ, mập, ốm. “Ở đây họ mua bán tính theo ký thịt. Lái nhìn hàng, ước lượng số thịt của nó rồi tính ra tiền, 155 ngàn đồng/kg. Ví dụ một con trâu ước 100 kg thịt thì có giá 15,5 triệu đồng. Nếu tính không sát, về mổ ra chỉ được 95 kg thịt thôi, mình lỗ 750 ngàn”.

Hơn 3 giờ chiều, chúng tôi ra đến kênh Vĩnh Tế. Ghé một quán cà phê cóc ngồi chờ, Hưng nói: “Mùa nước nổi, trâu bò bên Cam lại dễ mua hơn vì những cánh đồng bên đó bị ngập hết, trâu, bò không có chỗ ăn. Tụi tui có mối bên đó, chỉ cần a lô cho họ, báo số lượng và ngồi đợi họ gọi sang. Họ tập kết hàng tại khu vực núi Tà-gò, huyện Kri-Vong, tỉnh Tà-keo của Campuchia. Sau khi mua, mình chi lệ phí cho chính quyền Campuchia rồi lùa trâu, bò vượt kênh Vĩnh Tế, sang đến bờ bên này, dồn chúng vào chuồng trại của cư dân biên giới. Vậy là xong”.


Trâu, bò Campuchia trên đường, trên bờ kênh Vĩnh Tế

“Số lượng trâu bò Campuchia nhập lậu về khu vực An Phú thì tôi chưa nghe anh em báo cáo số liệu vì đang tập trung cho sản xuất. Vừa rồi huyện có đề xuất và chủ trương của tỉnh là giao lại vấn đề này cho cơ quan kiểm dịch, thành lập một trung tâm nông - súc sản. Tập trung hết trâu bò nhập về đó và thực hiện các bước kiểm dịch đúng qui trình, thời gian trước khi xuất ra thị trường. Nhưng đến giờ vẫn chưa thực hiện được vì chưa có vốn”, ông Nguyễn Văn Thao, PCT huyện An Phú, An Giang.

Chúng tôi đang nói chuyện thì Hưng bỗng chỉ tay sang bên phía Campuchia, nói: “Đó, tụi nó đang sang”. Tôi nhìn theo cánh tay Hưng chỉ, thấy một đàn bò đến vài chục con bị dồn, chen chúc chạy về phía bờ kênh, nơi có 2 chiếc trẹt đang đợi sẵn. Khi chiếc trẹt đã có chừng 30 con bò yên vị bên trên thì người đàn ông đứng đợi ngay miệng trẹt chìa tay đang cầm cây gậy chặn lại. Khi phà chở trâu, bò Campuchia vừa cập bến phía Việt Nam, gần chục người làm nghề dắt thuê đã chờ sẵn. Họ nhanh chóng ào xuống dắt đi. Hưng cho biết, tùy theo hình thức mua là có đăng ký kiểm dịch hay mua lậu rồi về “ủ” (nuôi vỗ béo) mà tiền công dắt từ 50 đến vài trăm ngàn/lần/con trâu, bò.

Ngay sau khi những chiếc trẹt chở trâu bò chưa kịp quay lại thì phía bên kia lại có một đàn bò khác xuất hiện. Chúng bị dồn thẳng xuống nước, những người đuổi phía sau cũng nhanh chóng leo lên mấy chiếc xuồng đang chờ sẵn. Cảnh tượng khá ngoạn mục khiến tôi chăm chú nhìn đến quên cả ghi hình. Ngay sau khi đặt chân lên bờ phía Việt Nam, đàn trâu, bò Campuchia với đặc điểm không lẫn vào đâu được là da, lông trắng ngà, thân hình cao, gầy được tách ra thành những nhóm nhỏ, theo chân ông chủ Việt về nơi ở mới.


Vượt sông Bình Di (Khánh An, An Phú)

Hưng bảo, ở vùng An Phú, khu vực bên bờ sông Bình Di, trâu bò Campuchia cũng về Việt Nam y như vậy. Nếu ước số lượng lái, chỉ tính riêng khu vực biên giới giữa An Giang với Campuchia, mỗi ngày có ít nhất từ 2 đến 3 trăm con trâu, bò vượt sông về Việt Nam.

Rời Vĩnh Gia, tôi tiếp tục lên đường đến khu vực Khánh An, Long Bình (huyện An Phú), nơi có con sông Bình Di là biên giới. Tại đây, sau một ngày quan sát, tôi thấy trâu bò Campuhia cũng về Việt Nam trên những chiếc phà nhỏ, cũng lội sông, nhưng “qui mô” chỉ bằng 1/3 ở khu vực Vĩnh Gia.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm