| Hotline: 0983.970.780

Thâm nhập chợ trâu bò Kam Pong Cham

Thứ Ba 20/11/2012 , 09:29 (GMT+7)

Tại Tây Ninh có chế tài xử lý vi phạm rất khắt khe: trâu bò dắt lậu bắt được sẽ bị tịch thu, thậm chí bị truy tố. Vậy nhưng, do lợi nhuận quá “khủng” vẫn khiến tình trạng trâu bò lậu từ Campuchia tràn qua biên giới. PV NNVN đã thâm nhập chợ trâu bò lậu Cam Pong Cham (Campuchia).

Không đến mức "thả nổi" như Long An, tại Tây Ninh, tỉnh có chế tài xử lý vi phạm rất khắt khe: trâu bò dắt lậu bắt được sẽ bị tịch thu, thậm chí bị truy tố. Vậy nhưng, do lợi nhuận quá “khủng” vẫn khiến tình trạng trâu bò lậu từ Campuchia tràn qua biên giới. PV NNVN đã thâm nhập chợ trâu bò lậu Cam Pong Cham (Campuchia)...

>> Trâu bò nhập lậu bị thả nổi

VIỆT HÓA” TRÂU BÒ NGOẠI

Sáng sớm, tiếng chuông điện thoại reo làm tôi giật mình choàng dậy. Đầu dây bên kia là giọng anh Đinh Xuân Bi, 48 tuổi, một tay lái trâu có hơn 10 năm trong nghề ở huyện Tân Biên. Tôi vừa bắt máy, anh nói ngay: “Ông bạn trên Tân Hà, Tân Châu vừa gọi bảo có đàn trâu 9 con, lên xem nếu được giá thì lấy. Anh có muốn đi cùng thì chạy lên ngã ba Ka Tum, tôi từ đây đi, mình sẽ gặp nhau ở đó rồi cùng vào xem”. Tôi vùng dậy khỏi giường.

Gần 1 tiếng sau tôi vượt qua đoạn đường 40 cây số từ thị xã Tây Ninh đến ngã ba Ka Tum, xã Tân Đông. Anh Bi và một đồng nghiệp khác của anh (sau đó anh giới thiệu tên Thủ) đang đợi tôi. Anh nói ngay: “Tranh thủ đi luôn, tý uống nước sau. Thời buổi này chậm chân là nước đục không có uống. Đến đó tôi giới thiệu chú đi theo học nghề nha”.

Vắn tắt xong mấy câu, chúng tôi lên xe đi chừng hơn cây số nữa thì đến một cánh đồng trống khá rộng, ở đó đang có đàn trâu chừng 50 con đủng đỉnh gặm cỏ. Một người đàn ông chừng 45 tuổi đang đợi chúng tôi. Anh Bi giới thiệu tên Cu, một trong số hàng chục lái trâu ở Tân Hà.

Chúng tôi vừa vào, anh Cu thấy có người lạ nhưng không hỏi gì mà im lặng tiến đến gần đàn trâu, tách riêng đàn 9 con ra cho khách xem rồi nói: “Đàn này của dân chứ không phải của tôi. Tính 1 tấn “đồ” (1 tấn thịt - PV), trăm sáu (160 triệu)”. Nghe vậy, anh Bi, Thủ không nói gì mà ngắm nghía đàn trâu một lúc khá lâu, sau đó 2 người chụm đầu tính toán rồi mới nói: “Đàn này không nổi tấn “đồ” đâu. 145 được không?”. Cu đáp: “Làm gì dữ vậy? Nói thiệt với mấy ông, tôi cũng trả 154 triệu rồi mà họ không chịu. Nếu mấy ông lấy tôi nói họ bớt 1 – 2 triệu thì có thể được”.


Mua bán trâu ở Tân Hà, Tân Châu (bìa trái là lái trâu tên Cu)

Mặc dù đã được anh Bi “bồi dưỡng” cấp tốc một buổi về trâu bò, nhưng tôi nhìn đàn trâu trước mặt vẫn không thể biết con nào “bản địa”, con nào mới “du nhập”. Tôi hỏi nhỏ: “Đàn trâu này có con nào Campuchia không?”, nghe vậy anh Bi cười to: “Trâu ở đây là trâu Việt Nam, của dân mình chứ. Anh phải hỏi là có con nào dắt lậu về không”.

Ngừng một lát anh nói tiếp: “Trong số này cũng có mấy con. Nhưng nó được “ủ” ít nhất cũng 2 tháng rồi chứ không ít”. Theo anh Bi, trâu bò Campuchia có đặc điểm là nhìn màu da, lông rất xơ xác, đa số gầy ốm. Cho nên, nếu có điều kiện, lái thường mua về “ủ”, tức dưỡng một thời gian cho mập lên rồi mới bán. Bên cạnh đó, những con dắt lậu cũng được mang về “ủ” để hợp thức hóa. Sau một thời gian, con vật này nghiễm nhiên trở thành trâu bò nhà và chỉ cần xin giấy xác nhận của chính quyền địa phương là có thể bán công khai.

SANG CAMPUCHIA TẬU TRÂU

Sau cuộc ngã giá đàn trâu 9 con không thành, Cu lên xe vọt đi, bỏ mặc đàn trâu gặm cỏ trên đồng. Anh Bi nói: “Bây giờ tôi dẫn chú đi sang Campuchia, đến chợ trâu bò cho chú tận mắt thấy luôn”. Chúng tôi lên xe, rẽ vào đường vành đai biên giới ĐT 792 hướng về cửa khẩu Vạc Sa (xã Tân Hà, Tân Châu). Trên tuyến đường này, bên phải là đồng ruộng Việt Nam, bên kia là những ruộng mía ngút mắt, cứ vài trăm mét lại có một con đường nhỏ, đi vài trăm mét theo con đường ấy là đến địa phận Campuchia. Thỉnh thoảng, tôi lại bắt gặp lúc đàn trâu, lúc đàn bò đang nhẩn nha gặm cỏ.

Anh Thủ vừa chạy xe chở tôi vừa chỉ xuống những ruộng mía bên trái nói: “Mấy năm trước, trâu bò Campuchia dẫm nát những con đường đó. Bây giờ bớt rồi, nhưng vẫn có. Trung bình 1 ngày cũng có vài chục con dắt lậu sang ta qua những đường ruộng này”. Quả thật, đường biên giới dài tít tắp thế này, những ruộng mía cao lút đầu người, thật khó mà phát hiện nếu có những con trâu, bò vượt biên sang. Đi chừng 20 phút, anh Thủ dừng xe cho biết, đi thêm vài trăm mét nữa là đến Đồn Biên phòng 821.


Trại trâu, bò bên Campuchia

Chúng tôi rẽ trái vào con đường lầy lội, đầy những ao nước, nằm giữa cánh đồng. “Vật lộn” với con đường một lát, chúng tôi vào đến khu dân cư. “Đây là địa phận tỉnh Kam Pong Cham, Campuchia”, anh Bi cho biết.

Cũng vẫn là con đường đất nhỏ lồi lõm, lâu lâu lại gặp một ao nước án ngữ giữa đường. Đi thêm vài trăm mét nữa, chúng tôi gặp chốt gác có cây barie chắn ngang. Một người đàn ông Campuchia mặc bộ đồ rằn ri từ trong bước ra nhìn chúng tôi một lát rồi chỉ chiếc ba lô sau lưng tôi và hỏi anh Thủ bằng tiếng Khơme. Họ trao đổi vài câu, sau đó anh Thủ móc bóp ra đưa cho anh ta mấy tờ 20 ngàn.

Chúng tôi tiếp tục hành trình. Anh Thủ cười nói: “Ổng thấy chú lạ, lại mang cái ba lô to tướng sau lưng, ổng nói chú mang quần áo theo, đi không về. Anh phải cam kết ổng mới cho đi, còn bảo tý quay ra mà không thấy chú là anh bị phạt”. Nhưng, vài phút sau, khi chúng tôi chạy qua một gốc cây si cổ thụ, lại bị một người đàn ông khác trong bộ đồ rằn ri đang mắc võng nằm dưới gốc gọi giật lại. Anh Thủ dừng xe chạy lại giải trình và tiếp tục… móc bóp ra.

"Đoạn đường biên giới ở Tân Hà do Đồn quản lý dài 12 cây số, do chúng tôi kết hợp với phía nước bạn làm mạnh tay, bên cạnh đó, nếu ai dắt lậu mà bị bắt sẽ tịch thu trắng, nên bây giờ tình trạng dắt lậu trâu bò từ Campuchia sang còn không đáng kể. Chỉ một số ít mua về làm sức kéo”, một cán bộ Đồn Biên phòng 821 cho biết.

Khoảng 5 phút sau, chúng tôi đến một khu đất trống khá rộng được quây lại bằng lưới B40, bên trong chật cứng cả trâu lẫn bò. Ước khoảng hơn 100 con. Sát bên trại trâu bò là một quán ăn, bên trong có hơn chục thanh niên, phụ nữ. Bên kia đường, trong một quán rôm rả, người ăn, người nhâm nhi cà phê. Tôi hơi bối rối khi cảm thấy có hơn chục người đàn ông Campuchia và Việt Nam đang trò chuyện nhìn mình. Anh Bi nói nhỏ: “Cứ tự nhiên đi, đây là điểm mua bán công khai nên họ chẳng sợ gì cả. Họ nhìn vì thấy chú là người lạ thôi. Nhưng đừng để họ thấy quay phim chụp hình”.

Một người đàn ông Campuchia tiến ra chỗ chúng tôi đứng và nói gì đó với 2 ông lái đi cùng tôi. Một lát sau, họ cùng đi vào bên trong, đến sát một cặp bò đang đứng nhắm mắt và tiếp tục săm soi. Tôi tranh thủ dùng điện thoại ghi lại cảnh náo nhiệt, ồn ào chung quanh.

Lát sau, 2 ông lái quay ra, anh Thủ nói: “Xong rồi, về thôi”. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Không mua được sao anh?”, anh Bi nói: “Chọn được một cặp, thuê tụi nó dắt qua nhà quen gửi ít bữa rồi tính tiếp”. Tôi hỏi: “Vậy là mua lậu hả?”, anh cười đáp: “Ừ, nhưng cũng phải “chung” cho trạm bên này rồi mới về được”.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm