| Hotline: 0983.970.780

Cách nào ngăn triệt để gia cầm lậu?

Thứ Sáu 26/10/2012 , 10:43 (GMT+7)

TS. Vũ Trọng Bình, Phó Viện trưởng đã gửi đến NNVN bài viết: “Thực trạng nhập lậu gia cầm, vấn đề của thú y Việt Nam và chính sách nào?”. NNVN xin trích đăng bài viết này (tiêu đề tòa soạn đặt lại).

Sau loạt phóng sự điều tra 9 kỳ “Bóc trần những đường dây nhập lậu gà giống” trên NNVN, qua những kết quả nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NN-NT, TS. Vũ Trọng Bình, Phó Viện trưởng đã gửi đến NNVN bài viết: “Thực trạng nhập lậu gia cầm, vấn đề của thú y Việt Nam và chính sách nào?”. NNVN xin trích đăng bài viết này (tiêu đề tòa soạn đặt lại).

>> Gà giống lậu tràn ngập nông thôn!
>> Chăn nuôi, thú y - các ông ở đâu?
>> Đại Xuyên – trung tâm gieo rắc đại họa
>> Bắc Giang – “thành phố trung chuyển gà giống lậu”
>> ''Bao luật'' khủng khiếp
>> Gà lậu đại náo Móng Cái
>> “Gà bay” quốc lộ 1
>> Giáp mặt trùm gà lậu chân Dốc Quýt
>> Mẻ lưới đầu tiên

Từ thực trạng nhập lậu gia cầm qua biên giới Việt - Trung cho thấy thay đổi chính sách kiểm soát của Nhà nước là cần thiết trong thời điểm hiện nay vì nó sẽ giải quyết được hai vấn đề lớn: i) giảm thiểu tác động tới ngành sản xuất gia cầm trong nước và ii) kiểm soát dịch bệnh qua biên giới, trong đó có dịch CGC.

Để giải quyết 2 vấn đề trên trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam có thể lựa chọn chính sách sau đây:

Mục tiêu của lựa chọn này là ngăn chặn tối đa sự xâm nhập bất hợp pháp của gia cầm và sản phẩm gia cầm từ Trung Quốc, từ đó hạn chế dịch bệnh. Tuy vậy, Việt Nam có thể phải đối mặt với một số khó khăn: i) tình trạng gia cầm bất hợp pháp vào Việt Nam theo con đường hiện nay vẫn tiếp diễn do nhu cầu và lợi nhuận cao trong khi những cải cách chưa đủ hiệu quả để ngăn chặn triệt để; ii) Nhà nước tiếp tục phải giành ngân sách vốn đã hạn hẹp để tiêu huỷ gia cầm bị bắt, gây lãng phí tiền của Nhà nước và người dân.

Với mục tiêu ngăn chặn thương mại gia cầm bất hợp pháp, chính sách cho ngành thú y nói riêng và chính sách của Nhà nước nói chung cần hướng tới thay đổi những điểm sau đây:

Cần xác định việc ngăn chặn gia cầm bất hợp pháp không chỉ là nhiệm vụ của riêng các tỉnh biên giới. Rõ ràng, các tỉnh biên giới chỉ là phòng tuyến đầu tiên ngăn chặn gia cầm bất hợp pháp. Phần lớn gia cầm được vận chuyển đến tiêu thụ tại các tỉnh trong nội địa nên các tỉnh ở tuyến sau cần phải chung tay và có trách nhiệm kiểm soát hoạt động vận chuyển cũng như buôn bán.

Nói cách khác, chiến lược phòng chống gia cầm nhập bất hợp pháp cần một chiến lược chung tầm quốc gia, trong đó quy định trách nhiệm của các tỉnh biên giới nơi gia cầm đi vào Việt Nam và các tỉnh tiêu thụ gia cầm.

Tìm kiếm phương thức xử lý gia cầm tịch thu được sao cho đảm bảo an toàn dịch bệnh và giảm tổn thất kinh tế. Phương thức xử lý theo cách tiêu huỷ hiện nay vừa tốn chi phí cho tiêu huỷ, vừa thiệt hại về kinh tế cho Việt Nam. Có hai phương thức xử lý được địa phương đề xuất là: i) đưa gia cầm bị bắt vào khu cách ly để theo dõi dịch bệnh trước khi xử lý bước tiếp theo là ii) đưa ra bán phát mãi hoặc đưa vào chế biến làm thức ăn gia súc hoặc phân bón.

 
Các bà chủ nhập khẩu gà giống lậu qua cửa khẩu Chi Ma giao gà tại chợ Giếng Vuông

Tuy các phương thức này đảm bảo được mục tiêu như đã nói trên nhưng hiện nay chưa được quy định bằng văn bản cụ thể.

Giải quyết khó khăn đang tồn tại hiện nay trong công tác phòng chống thương mại gia cầm bất hợp pháp như: i) cơ chế cho lực lượng chống buôn lậu không khuyến khích hoạt động của họ; ii) lực lượng chống buôn lậu mỏng trong khi địa bàn buôn bán gia cầm bất hợp pháp dài và rộng; iii) vận chuyển gia cầm bất hợp pháp được sự ủng hộ và tiếp tay của cộng đồng cư dân biên giới, gây khó cho lực lượng chức năng; iv) hoạt động thương mại được tổ chức chặt chẽ.

Tăng cường hiệu lực cho hệ thống kiểm soát buôn bán, vận chuyển gia cầm trong nội địa, bao gồm: các trạm kiểm dịch trên quốc lộ, các trạm thú y, cán bộ thú y tại các chợ và cán bộ thú y tại vùng chăn nuôi gia cầm, các hộ nuôi gia cầm ven biên giới.

Các kỹ năng cần hướng tới là cải thiện khả năng phát hiện các xe chở gia cầm, tăng cường giám sát hoạt động xuất nhập gia cầm của các hộ chăn nuôi trong một xã, tăng cường hiệu quả hệ thống cấp giấy chứng nhận tiêm phòng và giấy chứng nhận nguồn gốc gia cầm của thú y, thường xuyên kiểm tra giấy tờ nguồn gốc của tất cả gia cầm đưa vào trong chợ và xử phạt nghiêm minh khi có vi phạm.

Nâng cao mức hình phạt cho hoạt động vận chuyển, buôn bán gia cầm bất hợp pháp và có biện pháp chống tái diễn vi phạm. Hiện nay, khung hình phạt cho người vi phạm dựa trên Nghị định 40/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ quy định về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y. Mức phạt này được cán bộ thú y cho là không đủ sức răn đe người tham gia. Họ chấp nhận chịu phạt và vẫn tiếp tục tham gia vận chuyển.

Cần khâu nối tốt hơn trong công tác phòng chống thương mại bất hợp pháp giữa các cơ quan có chức năng và giữa những cơ quan này với chính quyền địa phương, trong đó cần nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền cho người dân và cung cấp thông tin hoạt động thương mại bất hợp pháp cho cơ quan chức năng.

Tăng cường vai trò và trách nhiệm của bộ đội biên phòng như là lực lượng cốt yếu trong công tác phòng chống thương mại bất hợp pháp. Nâng cao vai trò chống xâm nhập gia cầm từ Trung Quốc lên ngang hàng với các nhiệm vụ khác. Tất nhiên, động thái này cần phải đi kèm với những thay đổi trong chế độ đãi ngộ như đã nhắc ở trên.

Trong công tác quản lý thị trường cần phải chú ý đến một số điểm sau: i) nghiên cứu khả năng cấp chứng chỉ truy xuất nguồn gốc cho các trang trại gia cầm quy mô lớn tại Việt Nam để làm rõ nguồn gốc sản phẩm tại thị trường; ii) tuyên truyền mạnh mẽ nguồn gốc sản phẩm gia cầm để định hướng người tiêu dùng; iii) cấp chứng chỉ các nhà bán lẻ, nhất là các siêu thị, nhà hàng lớn cam kết không sử dụng sản phẩm gia cầm không có nguồn gốc truy xuất trong các hóa đơn nhập hàng.

Thiết lập hệ thống giám sát dịch bệnh thường xuyên, thông báo kết quả giám sát và cảnh báo kịp thời đến các vùng, các tỉnh có tiêu thụ gia cầm Trung Quốc. FAO và WHO nên hỗ trợ xây dựng hệ thống giám sát dịch bệnh chung trong khu vực, bao gồm các nước có đường biên giới với Trung Quốc và bản thân Trung Quốc.

Cần nâng cao năng lực, tính minh bạch của hệ thống thú y Nhà nước ở những nơi có sản phẩm gia cầm Trung Quốc chuyển qua hoặc nơi tiêu thụ nhằm giảm thiểu khả năng gia cầm được hợp pháp hóa tại nơi tiêu thụ.

Song song với các biện pháp chống thương mại gia cầm bất hợp pháp, Việt Nam cần phải chú trọng đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn cung cho thị trường nội địa, hoặc nhập khẩu các mặt hàng tương ứng để làm giảm khả năng cạnh tranh sản phẩm Trung Quốc.

Nếu không chọn giải pháp trên thì phải tiến hành các bước đi cần thiết để hợp pháp hóa thương mại gia cầm giữa Việt Nam và Trung Quốc. Chính sách này cần thiết phải đi liền với những kết quả sau: i) Nhà nước có thể thu thuế nhập khẩu gia cầm và sản phẩm gia cầm; ii) kiểm soát dịch bệnh gia cầm một cách chủ động; iii) kiểm soát được khối lượng nhập khẩu và có công cụ điều tiết; iv) giảm tải cho các cơ quan chống buôn lậu để tập trung vào các hoạt động khác.

Trong khi các mục tiêu cơ bản trên được coi như những thuận lợi thì chính sách này cũng có khả năng phải đối mặt với những khó khăn sau đây: i) dân cư biên giới, những người trực tiếp tham gia mạng lưới vận chuyển không ủng hộ do họ bị mất việc làm, mất đi nguồn thu nhập; ii) giá gia cầm rẻ, nhất là gà loại thải, là một tín hiệu không tốt cho sản xuất gia cầm trong nước còn đang khó khăn, với tình trạng giá gia cầm rất rẻ như như hiện nay sẽ phá hủy nền chăn nuôi gia cầm trong nước.

Chỉ có một trong hai chính sách đó mới ngăn chặn triệt để được gia cầm giống, gia cầm thịt và các sản phẩm gia cầm nhập lậu từ Trung Quốc. 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

ABIC Kiên Giang chi trả gần 700 triệu đồng cho khách hàng

Cà Mau Ngày 25/4, ABIC Kiên Giang phối hợp với Agribank Cà Mau chi trả bảo hiểm Bảo an tín dụng cho gia đình 3 khách hàng không may gặp rủi ro khi lao động sản xuất.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm