| Hotline: 0983.970.780

Cao thủ Flores sẵn sàng giao đấu với võ sĩ gốc Việt Cung Lê

Thứ Ba 18/07/2017 , 14:35 (GMT+7)

Chia với với BBC, võ sư Pierre Francois Flores nói rằng ông sẵn sàng giao đấu với ngôi sao võ thuật gốc Việt, Cung Lê.

Như đã mới, mới đây, võ sĩ MMA gốc Việt, Cung Lê đã lên tiếng thách đấu với cao thủ Vịnh Xuân Quyền, Pierre Francois Flores. Cung Lê nói: “Tôi đã thấy những cuộc đấu khẩu trên mạng giữa Francois Flores và võ sư Huỳnh Tuấn Kiệt. Tôi cho rằng đó chỉ là trò đùa.

Võ sư Flores sẵn sàng giao đấu với Cung Lê
 
Ông ta (Pierre Francois Flores) không đủ đẳng cấp để đấu với tôi. Ông ta chỉ cố gắng đánh bóng tên tuổi thôi. Đó là một kẻ thất bại. Tôi tin rằng nhiều võ sĩ Tán thủ ở Việt Nam cũng đủ sức đánh bại Pierre Francois Flores”.

Ngay sau đó, võ sư người Canada đã phản hồi lời thách đấu của Cung Lê. Chia sẻ với BBC, Pierre Francois Flores cho biết: “Vì tôi là người được đào tạo tử văn hoá truyền thống Việt nên cung kính không bằng tuân lệnh. Nên tôi xin chiều ý Cung Lê với tất cả sự vui mừng, sẽ tùy Cung Lê chọn lựa sàn đấu tại Việt Nam hay tại Canada”.

Cung Lê được xem là võ sĩ châu Á thành công nhất trong lịch sử MMA. Trước đó, võ sĩ này cũng nổi danh ở môn kick-boxing/tán thủ (thắng cả 17 trận). Cung Lê từng ba lần đoạt chức vô Địch trong giải U.S Open International Martial Arts Championships. Anh đã ba lần làm đội trưởng của Đội tuyển Quốc gia Hoa Kỳ, và tham gia giải Vô địch Wushu Thế giới tổ chức tại Ý năm 1997 và tại Hong Kong năm 1999 với tư cách là Đội Trưởng. Ngày 15/12/2001, anh đánh bại Shonie Carter tại thành phố San Jose, California và đoạt về danh hiệu Vô địch tán thủ chuyên nghiệp hạng nặng thế giới của Liên đoàn Kickboxing Quốc tế.

Trong những ngày qua, võ sư Pierre Francois Flores vẫn ở Việt Nam để chờ đợi kiểm chứng công phu truyền điện của chưởng môn Nam Huỳnh Đạo, Huỳnh Tuấn Kiệt. Ông cũng bày tỏ ngưỡng mộ dành cho “đa số các võ sư Việt Nam”.

Chia sẻ trên BBC, Flores nói thêm: “Họ đem lại cho giới trẻ Việt các giá trị như lòng dũng cảm, thông minh, nhân văn, cũng là tính chất của con người Việt Nam”.

 

(dantri.com.vn)

Xem thêm
Chuyện tình khó quên của tác giả ‘Tiến về Sài Gòn’

Chuyện tình khó quên của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, tác giả ca khúc ‘Tiến về Sài Gòn’ được hé lộ trong chương trình Nông nghiệp Radio lúc 20h tối nay 27/4.

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm