| Hotline: 0983.970.780

Chìm phà kinh hoàng

Thứ Ba 22/11/2011 , 08:51 (GMT+7)

Vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra lúc 6 giờ 30 sáng 21/11 trên sông Trường Giang thuộc địa phận xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Hàng chục xe máy, xe đạp của các nạn nhân bị chìm xuống đáy sông.

* Phà hỏng, không đủ điều kiện lưu hành

* 1 người tử nạn, gần 40 người thoát chết

Vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra lúc 6 giờ 30 sáng 21/11 trên sông Trường Giang thuộc địa phận xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Hàng chục xe máy, xe đạp của các nạn nhân bị chìm xuống đáy sông.

Theo các nhân chứng, có rất nhiều người đi trên chuyến phà định mệnh này là học sinh đi học, công nhân đi may, phụ nữ đi chợ từ xã Tam Hải sang xã Tam Quang. Ngay sau tai nạn xảy ra, bến đò Tam Quang đông nghịt người. Giữa sông, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ và rất nhiều phương tiện của lực lượng Công an, Biên phòng Quảng Nam cùng những tàu cá của ngư dân khẩn trương tham gia ứng cứu. 

Khu vực phà bị chìm cách bến đò xã Tam Quang chừng 100 mét

Ông Đinh Tấn Tàu, một người dân ở gần bến đò Tam Hải cho biết: “Lúc đó tui đang đánh răng, rửa mặt thì ghe tiếng la hét kinh hoàng từ phía bờ đông – nam liền nhảy xuống ghe nổ máy cấp tốc lao về phía chiếc phà đang dần chìm. Vật lộn giữa mấy chục người đang chới với, tui vớt được 6 người lên ghe, trong đó có 3 học sinh và 3 phụ nữ, đều là người xã Tam Hải”.

Cùng lúc, ông Đặng Văn Tương, trú xã Tam Quang đang uống cà phê gần đó nghe tiếng kêu la thất thanh lập tức lao ra ứng cứu, thêm 2 người nữa thoát chết. Ông Phạm Thanh Hải, một ngư dân xã Tam Hải cũng cho biết ông đã cứu được 4 người, trong đó có 3 trẻ em và 1 phụ nữ. Ông Hải kể: “Có một em học sinh bị chìm sâu quá, tôi lặn đến gần 1 phút mới đưa được em này lên mặt nước”.

Nhiều lực lượng tham gia ứng cứu

Các nạn nhân thoát chết cho biết, phà bị vào nước ở phần mũi. Rất nhiều người bắt đầu hoảng loạn khiến nước tràn vào nhanh hơn. Chỉ khoảng vài phút sau khi bị nước tràn, chiếc phà nghiêng dần và chìm hẳn. Có ít nhất 1 người chết trong vụ chìm đò này, đó là chị Vũ Thị Thiện Thẩm 26 tuổi, trú thôn 4, xã Tam Hải, huyện Núi Thành. Chị Thẩm là công nhân của Công ty may Như Thành. Thợ lặn phát hiện chị Thẩm bị kẹt trong ca-bin phà dưới đáy sông.

Bà Nguyễn Thị Quyết (55 tuổi) mợ của chị Thẩm, cùng đi trên phà nhưng may mắn  thoát chết vừa khóc vừa kể lại: “Con Thẩm nó đang mang bầu được gần 4 tháng, tội nghiệp nó quá. Nó mới lấy cái áo phao đưa cho tôi mặc, tôi mặc vừa xong là phà chìm. Hàng chục con người chới với trong biển nước, tiếng kêu la thảm thiết, thật là kinh hoàng!”

Các thợ lặn nỗ lực tìm kiếm người mất tích

Ông Nguyễn Long, người dân địa phương cũng là người điện báo khẩn cấp cho Đồn Biên phòng 272 về vụ chìm đò kể lại: “Nghe tiếng người kêu la, thấy tình cảnh hành khách nhốn nháo trên phà, tôi liền điện ngay cho Đồn Biên phòng 272. Rất nhanh chóng, Đồn đã cử người và đưa tàu ra ứng cứu, nếu không chẳng biết tổn thương chừng mô nữa. Tội nhất là mấy cháu học sinh đi học buổi sáng đã bị một phen kinh hồn thất đảm”. 

Trục vớt hàng chục xe máy, xe đạp từ dưới đáy sông lên

Chúng tôi đã tìm kiếm lái phà tên Bùi Văn Thu nhưng không được cơ quan chức năng cho phép tiếp xúc. Thông tin ban đầu từ UBND xã Tam Hải cho biết chiếc phà này đã hư hỏng trước đó và không đủ điều kiện lưu hành. Dù chỉ được phép chở người nhưng trên chuyến phà xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng nói trên còn có thêm một xe tải 2 tấn chở đầy củi. Theo kiểm tra ban đầu số lượng vé bán ra cho chuyến phà này là 43 vé. Theo ông Trương Khuê – Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh Quảng Nam, phương tiện này chỉ được phép chở 30 người, không được phép chở ô tô.

Cả nghìn người dân theo dõi vụ trục vớt

Đến 14 giờ chiều 21/11, có 14 xe máy và 10 xe đạp được trục vớt. Mặc dù lãnh đạo UBND huyện Núi Thành cho rằng, chỉ có một trường hợp thiệt mạng trong vụ chìm phà này (nạn nhân là chị Vũ Thị Thiện Thẩm) nhưng rất nhiều người dân địa phương vẫn lo lắng con số thiệt hại sẽ chưa dừng lại ở đó.

Bởi theo họ, ngoài số hành khách mua vé (có thể thống kê được số lượng) thì các em học sinh đi phà qua sông để đến trường đều được miễn phí nên không có cơ sở chắc chắn để biết chính xác có bao nhiêu em. Vì thế, không loại trừ khả năng có thể có những trường hợp đang mất tích.

Ngay khi nhận được tin báo, 2 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam là ông Nguyễn Ngọc Quang và ông Huỳnh Khánh Toàn đã đến tận hiện trường chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn và trục vớt phương tiện. Ông Nguyễn Ngọc Quang nói: “Hiện công tác trục vớt phương tiện đang tiến hành khẩn trương. Chúng tôi đã chỉ đạo Sở Giao thông- Vận tải tỉnh tìm phương tiện thay thế để đảm bảo việc đi lại cho người dân xã Tam Hải, chỉ đạo UBND huyện Núi Thành và các cơ quan chức năng điều tra nguyên nhân xảy ra vụ chìm phà để truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Cũng trong sáng 21/11, ông Nguyễn Văn Sỹ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Quảng Nam đã đến phúng viếng gia đình nạn nhân Vũ Thị Thiện Thẩm và hỗ trợ gia đình chị Thẩm 2 triệu đồng. Ngoài ra, UBND tỉnh Quảng Nam cũng hỗ trợ 2 triệu đồng, UBND huyện Núi Thành hỗ trợ 4,5 triệu đồng, lãnh đạo Vùng 2 Cảnh sát biển hỗ trợ 2 triệu đồng, Bộ đội Biên phòng Quảng Nam 1 triệu đồng, Cty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Kỳ Hà Chu Lai hỗ trợ 5 triệu đồng... cho thân nhân người xấu số.

Xem thêm
Bãi nhiệm chức vụ loạt nhân sự cấp cao ở tỉnh Vĩnh Phúc

Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã bãi nhiệm nhiều chức vụ của các cán bộ đã bị bắt tạm giam hoặc đã bị kỷ luật.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm