| Hotline: 0983.970.780

Gửi về TP Biên Hòa:

“Đại công trường” rác thải chui nguy hại

Thứ Hai 11/08/2014 , 07:42 (GMT+7)

Một “đại công trường” xỉ sắt hoạt động rầm rộ “chui” từ nhiều năm qua, thế nhưng không bị cơ quan chức năng sờ gáy…

Bãi đất trống bỏ hoang rộng trên 2.000m2 ngay giữa khu dân cư (thuộc tổ 20, ấp Cầu Hang, xã Hóa An, TP Biên Hòa, Đồng Nai) đang bị các đầu nậu mua bán phế liệu tập kết xỉ sắt từ khắp nơi về đổ thành từng đống cao như núi.

11-28-02_nh-1-bi-1
“Đại công trường” xỉ sắt ở Hóa An dù không có giấy phép nhưng hoạt động công khai

Đột nhập

Trưa một ngày trung tuần tháng 7, chúng tôi quyết định đột nhập vào khu vực đổ xỉ sắt trên. Tại hiện trường bãi xỉ sắt luôn có đến ba xe ben (loại ba cầu) trong đó hai chiếc màu trắng, một màu đen nhạt mang biển số 47K-9974; 47K-8250 và một chiếc do bụi đất che kín biển số. Tại đây còn có một xe cần cẩu dạng nặng, màu trắng biển số 60C-03699, một xe bánh xích có công năng vừa múc, vừa ủi; một hệ thống dây chuyền để sàng, lọc và phân loại xỉ sắt. Chính hệ thống dây chuyền này là tác nhân gây ra bụi xỉ sắt bay vào nhà dân và gây tiếng ồn lớn ngay giữa khu dân cư. Mặc dù bãi xỉ sắt đầy bụi bẩn thế nhưng chúng tôi ghi nhận có đến cả chục nhân công  cả trẻ em, người già và phụ nữ mang thai đang làm cật lực.

Điều tra của chúng tôi cho thấy, “ông cai” ở khu vực này tên Út, nhà ở gần bãi xỉ sắt bên quốc lộ 1K. Ngày nào Út cũng vào đây từ rất sớm để cộng sổ tính tiền cho nhân công. Bãi xỉ sắt này hoạt động không phép. Xỉ sắt sau khi tận thu sẽ đem bán cho các nhà máy nấu sắt thép. Còn rác rưởi, đất cát thì cho xe ủi lấp đầy ở khu vực bãi đất trống.

11-28-02_nh-4-bi-1
Trong môi trường xỉ sắt độc hại vẫn có trẻ em lao động

Đáng nói hơn, “đại công trường” xỉ sắt nguy hại này lại nằm trên đường ống dẫn nước từ nhà máy lọc nước Hóa An về TP.HCM phục vụ cho hàng triệu người dân thành phố.

Chết mòn theo bãi xỉ sắt

Nhiều ngày điều tra tại đây, những thông tin ghi nhận được cho là từ những hệ lụy của bãi xỉ sắt khiến chúng tôi không khỏi rợn người.

Bà Nguyễn Thị Hương (tổ 20 B, ấp Cầu Hang) phẫn nộ: “Hằng ngày gia đình tôi phải sống chung với thứ bụi xỉ sắt nguy hại đó từ bữa ăn đến giấc ngủ. Có hôm vừa dọn cơm ra chưa kịp ăn thì đồ ăn đã bám đầy bụi. Đồ giặt phơi khô lấy vào mặc không được do bám đầy bụi xỉ sắt. Hầu như cả ngày, nhà đóng kín cửa, không cho mấy đứa trẻ ra ngoài cũng vì phần sợ bụi bay vào nhà, phần sợ trẻ bị bụi xỉ sắt bám vào người sinh bệnh ngoài da…”. Quá bức xúc, bà Hương nói không ngừng: “Vì ô nhiễm bụi mà cả xóm nhà nào cũng có người bị bệnh viêm xoang, đau họng. Tui ngày nào cũng uống thuốc, không thì tắt cả tiếng”. Vừa nói, bà vừa kéo áo lên cho chúng tôi xem lưng, xem bụng: “Da lúc nào cũng bị ngứa mẩn đỏ, phát ra như dị ứng ghẻ lở. Tiền đi khám bệnh, mua thuốc còn nhiều hơn cả tiền ăn hằng ngày”…

11-28-02_nh-2-bi-1
Cẩu xỉ sắt đưa đi tiêu thụ

Nghe nói có nhà báo đến ghi nhận, cả xóm kéo đến ngày một đông để lên án cái… bãi xỉ sắt chết tiệt. Vợ anh T chạy về nhà ôm đứa con mới 7 tháng tuổi đến tố cáo: “Người lớn còn không chịu được, huống chi là trẻ con và người già. Tội nghiệp nhất là bé con tui cứ vài bữa là phải đi khám Bệnh viện Da liễu ở TP.HCM. Kết luận bệnh án xác nhận: Bé có triệu chứng viêm da”..

Bà V.Th.Th kêu trời: “Nhà tôi cách bãi xỉ sắt hàng trăm mét nhưng bất kể ngày nắng hay mưa, bụi xỉ sắt bay vào nhà tôi đọng lại thành lớp đen ngòm. Mỗi lúc trời mưa bãi xỉ sắt bốc lên cái mùi khét khét, tanh tanh giống như mùi đồng cháy. Khi lại có mùi như xác động vật chết, xông lên tận óc. Mưa lớn thì nước chảy lênh láng, đỏ quạch. Ai mà bị thứ nước đó dính vào chân kiểu gì cũng mẩn ngứa. Khi trời nắng còn khổ hơn, ngoài cái mùi tanh khét chúng tôi phải hít bao nhiêu là bụi kim loại, bụi bay phủ lút mặt, dính từng lớp lên chăn màn, quần áo, ảnh hưởng đến cả giấc ngủ, bữa ăn. ".

Cán bộ vô trách nhiệm!

Điều tra của chúng tôi, “đại công trường” xỉ sắt này tồn tại từ năm 2008. Ban đầu có nhiều xe tải chở chất thải rắn đến đổ trong bãi đất trống ngay khu dân cư. Khi mới bắt đầu, chỉ vài xe ben đổ sau 10 giờ đêm, một tuần 3 đến 4 chuyến. Từ năm 2013 đến nay, các đầu nậu xỉ sắt ngang nhiên, thích đổ giờ nào thì đổ, bất kể ngày đêm, khiến người dân vô cùng bức xúc vì ô nhiễm. 

Để có câu trả lời, PV NNVN đã 3 lần tìm đến UBND xã Hóa An đề nghị gặp chủ tịch nhưng đều được nhân viên nơi đây trả lời: Lãnh đạo bận! Đến lần thứ 4, chúng tôi mới gặp được ông Phạm Công Uẩn, Phó Chủ tịch UBND xã Hóa An, TP Biên Hòa. Thật bất ngờ, khi trao đổi với chúng tôi, ông Uẩn cho rằng: “Bãi xỉ sắt các anh ghi nhận nằm trên địa bàn… phường Tân Bình (Dĩ An, tỉnh Bình Dương) nên xã Hóa An không thể xử lý được”.

11-28-02_nh-3-bi-1
Bé 7 tháng tuổi bị bệnh viêm da do ô nhiễm gây ra

Xác minh lại thông tin, chúng tôi tìm đến gặp ông Nguyễn Văn Yêm, Phó Chủ tịch UBND phường Tân Bình. Tại đây, ông Yêm cho nhân viên địa chính đến hiện trường và khẳng định “đại công trường” xỉ sắt nói trên chính xác 100% nằm trên địa bàn quản lý của xã Hóa An (!). Khi biết thông tin này, nhiều người dân quanh bãi xỉ sắt tỏ ra quá ngán ngẩm về lối làm việc quan liêu, cửa quyền của người được tin tưởng giao làm quản lý về mặt chính quyền ở xã Hóa An.

Tiếp tục đem vụ “đại công trường xỉ sắt chui” làm việc với Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TP Biên Hòa thì chúng tôi càng hiểu bức xúc của người dân. Trao đổi với PV, ông Đặng Văn Minh, Phó phòng TN-MT khẳng định: Tôi không hề biết “đại công trường” xỉ sắt nói trên (!). Chúng tôi đưa ra những lá đơn kêu cứu có chữ ký của hàng chục hộ dân phản ánh, ông Minh xem qua rồi nói: “Không thể tin vào lá đơn này là thật hay giả. Bây giờ ai đó viết ra rồi tự ký hàng trăm chữ cũng được”. Chúng tôi nói: “Tiếp xúc cử tri tại Hóa An lần nào người dân cũng phản ánh, chẳng lẽ ông và lãnh đạo UNBD TP Biên Hòa lại không hề biết? Có hay không việc cấp dưới bảo kê và qua mặt ông?”. Ông Minh nói: “Làm sao có chuyện đó, tôi là người đi tiếp xúc cử tri. Còn cán bộ nhân viên tôi trực tiếp phân công đi làm nhiệm vụ, việc lớn nhỏ gì làm sao tôi không biết”. Chúng tôi tiếp tục lấy hình ảnh ghi nhận tại hiện trường trực tiếp cho ông Minh xem. Một lần nữa chúng tôi lại nhận được những lời lẽ thiếu trách nhiệm của ông Minh: “Những hình ảnh này coi chừng các ông chụp ở địa phận tỉnh Bình Dương không phải ở xã Hóa An nên tôi làm sao biết…”.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

ABIC Kiên Giang chi trả gần 700 triệu đồng cho khách hàng

Cà Mau Ngày 25/4, ABIC Kiên Giang phối hợp với Agribank Cà Mau chi trả bảo hiểm Bảo an tín dụng cho gia đình 3 khách hàng không may gặp rủi ro khi lao động sản xuất.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm