| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 07/07/2010 , 10:50 (GMT+7)

10:50 - 07/07/2010

DN lương thực đủng đỉnh chờ… chỉ tiêu

Thời điểm bắt thu mua tạm trữ lúa gạo vụ HT được Chính phủ ấn định là ngày 15/7. Vì vậy, hầu hết DN hiện vẫn trong tình trạng “ngồi chờ”.

Theo thông tin từ Hiệp hội Lương thực VN (VFA), vào ngày 9/7 VFA sẽ tập họp các DN thành viên để triển khai kế hoạch thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tại cuộc họp này, VFA sẽ quyết định phân bổ chi tiêu cụ thể cho từng DN, tùy thuộc vào năng lực thu mua cũng như điều kiện kho bãi.

Thời điểm bắt thu mua tạm trữ lúa gạo vụ HT được Chính phủ ấn định là ngày 15/7. Vì vậy, hầu hết DN hiện vẫn trong tình trạng “ngồi chờ”. Trong khí đó, nhiều tỉnh, thành đã thu hoạch hơn phân nửa diện tích lúa HT. Lúa hàng hóa trong dân ngày càng nhiều mà thương lái đi thu mua rất thưa thớt. Nhiều nông dân cho biết, có khi chờ cả ngày mới có một hai ghe thu mua lúa đi ngang qua. Lúa phải thật đẹp (thu hoạch được nắng) và phơi khô họ mới để ý tới. Đó là ở những nơi thuận tiện giao thông, còn vùng sâu, vùng xa, kênh rạch khó đi thì có chờ dài cổ cũng chẳng có ghe nào đi qua.

Tìm gặp những DN thu mua lúa chủ lực ở khu vực ĐBSCL, hầu hết họ cho biết vẫn đang chờ chỉ tiêu được giao mới triển khai thu mua lúa. Mấu chốt của việc thu mua lúa tạm trữ là nhằm “nâng đỡ giá cả” giúp nông dân có lời. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thọ Trí – PTGĐ TCty Lương thực Miền Nam, khác với những đợt mua tạm trữ trước đây, vụ này Chính phủ chỉ giao chỉ tiêu số lượng, còn giá cả thu mua thì theo thị trường. Như vậy, nông dân cũng khó có thể kỳ vọng vào mức giá tăng cao khi các DN đồng loạt triển khai thu mua. Có chăng chỉ là nhiều ghe đi thu mua nên dễ bán hơn mà thôi.

Tại Hậu Giang, công tác thu mua lúa cho nông dân dẫn vẫn án binh bất động. Ông Lê Văn Tâm – PTGĐ Cty CP Lương thực Hậu Giang cho biết, do còn chờ chỉ tiêu và hiện nông dân cũng chưa thu hoạch rộ lúa hè thu nên Cty vẫn chưa triển khai kế hoạch cụ thể. Tương tự, ông Lê Văn Nguyên – GĐ Cty CP Kinh doanh nông sản Kiên Giang cho biết, đang chờ VFA phân cho số lượng bao nhiêu, ngân hàng nào cho vay, thủ tục như thế nào mới có thể triển khai thu mua.

Theo lãnh đạo một số DN thu mua lúa gạo cho biết, ngay cả khi đã được giao chỉ tiêu, DN cũng chỉ có thể mua vào từ từ vì kho chứa có hạn. Chính do tâm lý chờ chỉ tiêu và chờ vốn hỗ trợ mà tiến độ thu mua lúa hiện nay gần như chững lại hẳn, kéo theo sụt sụt giảm của giá lúa. Thành ra văn bản mua tạm trữ đã có, nhưng nông dân vẫn phải chờ! Điều đáng nói là kiểu chờ đợi này đã xảy ra hàng chục năm nay, với biết bao vụ lúa. Chẳng lẽ cứ lặp đi lặp lại cảnh "lúa thừa- giá xuống- tạm trữ" mãi gây mệt mỏi cho cả Chính phủ, DN, nông dân? Bao giờ hết điệp khúc này?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm