| Hotline: 0983.970.780

Gà bệnh, heo thối được "tiếp sức"

Thứ Hai 01/10/2012 , 10:34 (GMT+7)

Mặc dù hàng loạt lò “luyện” thịt thối đã bị ngành thú y xử lý nhiều lần, tại cùng một địa chỉ, quá trình xử lý có sự tham gia của công an xã và đại diện chính quyền 2 xã Vĩnh Lộc A và B; nhưng ngay khi đoàn ra về, không hiểu chính quyền xã đã “quyền biến” thế nào mà các lò lại hoạt động rầm rộ hơn trước.

* Xã coi thường chỉ đạo của huyện!?

Sau khi NNVN đăng tải loạt bài “Lò mổ gia cầm “siêu bẩn” mọc san sát gần… ủy ban xã” “Ai tiếp sức lò “luyện” thịt thối?”, PV đã nhận được rất nhiều thông tin phản ánh lãnh đạo 2 xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B đã không  quan tâm đến chỉ đạo của huyện Bình Chánh. Đây cũng là nguyên nhân tại điểm “nóng” này đang nổi lên nhiều đầu nậu và hàng chục “vệ tinh” chuyên chế biến, kinh doanh gà bệnh và heo thối lớn nhất TPHCM…

>> Ai tiếp sức lò ''luyện'' thịt thối?
>> Chế biến măng phải dùng lưu huỳnh?
>> Bánh Trung thu giá bèo tràn vào nhà máy
>> Rùng mình chợ gà ''lộ thiên''
>> Thịt bò khô: ''Tôi bán… nhưng nào dám ăn''
>> Rùng mình công nghệ sản xuất ngô cay
>> Rợn người mực bẩn
>> Hỗn loạn ''chợ đen'' phụ gia thực phẩm
>> Trứng bẩn ''tẩn'' trứng sạch
>> Kinh dị bò khô giá... siêu rẻ!

XÃ TO HƠN HUYỆN!?

Tại sao giữa thành phố đông dân nhất cả nước (gần 10 triệu dân) lại ngang nhiên tồn tại hàng loạt lò mổ chuyên “hô biến” gà bệnh, heo thối? Lãnh đạo chính quyền địa phương đã ở đâu hết rồi?

Tìm hiểu sâu về vấn đề nhức nhối này, PV “té ngửa” khi biết rằng, ngành thú y TPHCM đã có tới 4 lần gửi văn bản hỏa tốc tới UBND huyện Bình Chánh kiến nghị xử lý các điểm nóng gia súc, gia cầm lậu, sau đó lãnh đạo huyện cũng đã chỉ đạo 2 xã Vĩnh Lộc A và B làm ngay, khổ nỗi chỉ đạo này đã bị xem thường! Sự xem thường này biểu hiện thế nào?

Theo tìm hiểu của PV, trong thời gian vừa qua, mặc dù hàng loạt lò “luyện” thịt thối đã bị ngành thú y xử lý nhiều lần, tại cùng một địa chỉ, quá trình xử lý có sự tham gia của công an xã và đại diện chính quyền 2 xã Vĩnh Lộc A và B; nhưng ngay khi đoàn ra về, không hiểu chính quyền xã đã “quyền biến” thế nào mà các lò lại hoạt động rầm rộ hơn trước. Trong số này, đang nổi lên một số đầu nậu “máu mặt”, sẵn sàng đe dọa “làm thịt” các cán bộ thú y nếu tiếp tục dám đụng đến lò thịt của họ.

Tiêu biểu nhất là đối tượng Nguyễn Văn Út lập lò mổ gia cầm lậu với số lượng cực lớn tại địa chỉ F1/38R tổ 1, ấp 6, xã Vĩnh Lộc A, từng nhiều lần bị thú y phát giác. Tổng cộng những lần phá án có tới 1.189 con gia cầm sống và hàng trăm kg gia cầm đã giết mổ (với tổng trọng lượng lô hàng trên 3 tấn) hoàn toàn không có giấy chứng nhận kiểm dịch, không rõ nguồn gốc, trong đó có gia cầm thịt xuất huyết, tụ huyết bầm đen, đã biến chất, có mùi hôi thối được phát giác nhiều lần đang “luyện” tại đây.

 

Hình ảnh gà thối được “luyện” trong lò mổ kinh dị của đối tượng Nguyễn Văn Út (F1/38R, tổ 1, ấp 6, xã Vĩnh Lộc A) 3 lần bị bắt, giờ vẫn rầm rộ hoạt động:


Gà bệnh, không nguồn gốc…


Được hóa kiếp bằng quy trình hãi hùng…


Và cho ra lò gà thịt xuất huyết, xung huyết nổi đầy trên thân!

Quá bức xúc trước cách quản lý lỏng lẻo của chính quyền địa phương, giữa tháng 8/2012 vừa qua, UBND huyện Bình Chánh đã tổ chức họp để giải quyết vụ việc, có giao UBND xã Vĩnh Lộc A xây dựng kế hoạch, chốt chặn để xử lý. UBND xã Vĩnh Lộc A báo cáo đã mời chủ nhà và đối tượng thuê nhà làm cam kết không tái phạm và cho biết hiện tại địa chỉ trên đã ngưng hoạt động.

Tuy nhiên, nói vậy mà không phải vậy, qua thông tin người dân cho biết các đối tượng tại địa điểm trên vẫn tổ chức thu gom gia cầm sống, giết mổ gia cầm bình thường. Để chứng minh, đầu tháng 9/2012, Đoàn kiểm tra liên ngành huyện đã kiểm tra đột xuất tại địa chỉ trên và tiếp tục phát hiện ông Lâm Văn Chung và ông Nguyễn Văn Út tiếp tục đưa về kinh doanh và giết mổ gia cầm trái phép (tại F1/38R tổ 1, ấp 6, xã Vĩnh Lộc A).

Tang vật gồm 252 con gia cầm sống, 115 kg gia cầm làm sẵn, toàn bộ số gia cầm trên không giấy chứng nhận kiểm dịch, không rõ nguồn gốc, trong đó có nhiều con gia cầm thịt xuất huyết nặng. Trong quá trình làm việc, cả chủ nhà và đối tượng vi phạm không hợp tác, không ký vào biên bản; sau đó còn điện thoại hăm dọa “làm thịt” các cán bộ thú y.

PHẢI KỶ LUẬT LÀM GƯƠNG!

Theo tìm hiểu của NNVN, sự lộng hành lên đến đỉnh điểm, khi chỉ tại 1 ấp (ấp 1, xã Vĩnh Lộc B) tập trung tới 4 đối tượng cộm cán giết mổ heo trái phép. Cụ thể là ông Nguyễn Minh Chánh (có tới 4 lần vi phạm), Nguyễn Minh Quân (3 lần vi phạm), Nguyễn Dương Trị (3 lần vi phạm) và Hồ Văn Sỹ.

Thậm chí, các đối tượng tái phạm nhiều lần dù bị thú y điểm mặt, chỉ tên, nhưng do được chính quyền xã làm ngơ nên ngày càng lì lợm, ngang nhiên không chấp hành các quyết định xử phạt của UBND huyện. Một nghịch lý là, hầu hết các vụ triệt phá lò mổ lậu đều do “tai mắt” của người dân phát hiện, báo cho thú y; còn rất hiếm khi thấy địa phương trực tiếp mật báo để xử lý!

“Nếu chính quyền địa phương muốn làm thực sự thì tôi khẳng định chẳng lò mổ gia súc, gia cầm lậu nào có thể tồn tại được” – lãnh đạo Trạm thú y Bình Chánh nói.

Một cán bộ thú y khẳng định, để dẹp tận gốc các lò mổ này không phải quá khó, chỉ cần sự chỉ đạo quyết liệt của UBND huyện Bình Chánh. Cụ thể thế nào? Lãnh đạo huyện phải bắt lãnh đạo 2 xã báo cáo cụ thể như: địa bàn của anh có bao nhiêu điểm nóng lò mổ, buôn bán gia súc, gia cầm lậu? Kế hoạch triệt phá ra sao, thời gian cụ thể thế nào?

Khi dẹp xong rồi, nếu tái phát sinh thì lãnh đạo xã phải chịu trách nhiệm và bị xử lý kỷ luật thật nghiêm. Nếu làm như vậy, chắc chắn sẽ không còn điểm giết mổ, buôn bán lậu nào có thể hoạt động công khai, hết sức bát nháo như hiện nay.

Trao đổi với NNVN, ông Khương Trần Phúc Nguyên – Trưởng trạm Thú y huyện Bình Chánh nêu ví dụ, trước đây trên đường Phạm Hùng thuộc huyện Bình Chánh có rất nhiều gà, vịt, heo lậu, thú y liên tục “đánh” nhưng hôm sau dân buôn lại tái xuất (vì biết cán bộ thú y chẳng có quyền bắt người, cũng chẳng có trong tay công cụ hỗ trợ).

Trước tình hình này, ngành thú y đã kiến nghị gay gắt, lãnh đạo huyện đã phải trực tiếp giao cho trưởng công an xã địa bàn này xử lý. Sau đó, chỉ 1 tuần công an ra quân làm nghiêm túc, tuần sau không còn bóng dáng con gia cầm nào trên tuyến đường này nữa.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm