| Hotline: 0983.970.780

Thịt bò khô: "Tôi bán… nhưng nào dám ăn"

Thứ Ba 25/09/2012 , 09:54 (GMT+7)

Đó là lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của bà H, một chủ ki ốt bán thịt bò khô tại chợ Đồng Xuân (Hà Nội). Bà H ghé vào tai tôi và bảo, hàng này cô cất về để bán thôi, chứ có bao giờ để các em nó ăn đâu, có ăn thì phải đặt hàng “xịn”, nhưng giá đắt lắm!

Đó là lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của bà H, một chủ ki ốt bán thịt bò khô tại chợ Đồng Xuân (Hà Nội). Bà H ghé vào tai tôi và bảo, hàng này cô cất về để bán thôi, chứ có bao giờ để các em nó ăn đâu, có ăn thì phải đặt hàng “xịn”, nhưng giá đắt lắm!

>> Rùng mình công nghệ sản xuất ngô cay
>> Rợn người mực bẩn
>> Hỗn loạn ''chợ đen'' phụ gia thực phẩm
>> Trứng bẩn ''tẩn'' trứng sạch
>> Kinh dị bò khô giá... siêu rẻ!

Ma trận… thịt bò khô

Gần vào dịp lễ, Tết… các mặt hàng khô, đặc biệt là thịt trâu, bò, thú rừng khô càng trở nên đắt khách, thậm chí là “cháy” hàng. Tại Hà Nội, thịt bò khô được bày bán tràn lan với đủ loại, đủ mọi mức giá. Đi đâu cũng có thể bắt gặp thịt bò khô từ siêu thị đến quán bia hơi vỉa hè. Tuy vậy, đều có một đặc điểm chung đó là bị xé lẻ để bán và không hề có nhãn mác.

Trong vai một người đi thăm dò giá cả thịt bò khô để mở quán bia, tôi có dịp mục sở thị với các loại thịt bò khô thương hiệu siêu rẻ, siêu bẩn, không nhãn mác. Tôi quyết định thâm nhập chợ Đồng Xuân, nơi được mệnh danh là khu “thượng vàng hạ cám”, cái gì cũng có thể tìm được tại đây. Vừa bước chân vào gian hàng đầu tiên, liếc mắt qua, tôi đã nhìn thấy vài bịch thịt bò khô loại đã xé sợi. Trời mưa, nền chợ ướt nhẹp, thế nhưng thịt bò khô vẫn được bày bán ngay dưới mặt đất. Thịt bò khô được xé sợi, bọc trong các túi nilon hở miệng.


Túi thịt bò khô đã xé lẻ để bán, không hề có nhãn mác

Thấy tôi dừng lại, người bán hồ hởi quảng cáo: “Mua đi em, thịt bò khô chính hiệu Quảng Ngãi đó, vừa ngon, vừa bổ, giá lại rẻ”. Tôi tỏ ý dè dặt: “Bò khô Quảng Ngãi thì ngon rồi nhưng không có nhãn mác thế này thì em không dám mua đâu”. Người bán hàng tiếp lời: “Em giai không phải lo, bọn chị có mối ruột ở trong đó chuyển hàng ra thường xuyên. Bọn chị về xé lẻ ra để bán nên không gắn nhãn mác thôi”.

Lấy lí do đi tham khảo giá cả thêm tôi hẹn sẽ quay lại sau.Đi về phía cuối chợ, nơi chuyên bán đồ khô, tôi tiếp tục nhận được sự mời chào vồn vã. Dừng chân tại kiot số 63, tôi được người đàn ông bán hàng tên P quảng cáo thịt bò khô của cửa hàng mình là… ngon nhất ở đây.

Miệng nói, tay P thoăn thoắt bốc từng nắm thịt bò khô trong một chiếc chậu đã được nhào trộn thứ gì đó dẻo quẹo bỏ vào từng chiếc túi nilon. P bảo, em cứ chọn thoải mái, đây toàn là hàng chất lượng cao có nguồn gốc xuất xứ từ Quảng Ngãi và TP.Hồ Chí Minh. Loại ngon nhất ở đây sản xuất ở Quảng Ngãi có giá 260 nghìn đồng/kg, loại rẻ nhất thì 150 nghìn đồng/kg.

Trên thực tế, để làm ra được 1kg thịt bò khô phải cần đến 3kg thịt bò bắp tươi. Giá mỗi kg thịt bò bắp tươi hiện tại dao động từ 180 – 200 nghìn đồng. Như thế, để làm ra được 1kg thịt bò khô, chủ sản xuất phải mất gần 600 nghìn tiền thịt bò tươi, chưa kể tiền lương nhân công, nhà xưởng, vận chuyển… Khi được hỏi sao giá thịt bò khô rẻ thế, P cười và bảo: “Cái đó tôi cũng chịu, việc này phải hỏi cơ sở chế biến trong Quảng Ngãi. Bọn tôi chỉ biết nhập hàng về xé lẻ, đóng gói rồi bán cho người tiêu dùng thôi”.


Những miếng thịt bò khô như này có hạn sử dụng một năm

 Tôi hỏi dồn: “Anh tin chất lượng hàng của đầu mối chứ, đã có khách hàng nào kêu ca về chất lượng thịt bò khô ở đây chưa”. P cười hềnh hệch: “Từ hồi tôi bán hàng ở đây chưa thấy ai kêu ca hàng kém chất lượng cả. Thịt bò khô đắt hàng lắm, chỉ nhập về trong tuần lại hết veo, phải để lâu mới thấy hiện tượng gì chứ. Mà thật ra, mỗi cơ sở sản xuất trong đó đều đăng kí kinh doanh, chứng nhận vệ sinh rồi, nếu có gì xảy ra chúng tôi cũng chẳng liên quan vì có sản xuất đâu”.

“Thế giờ em mua nhiều về thì bảo quản kiểu gì, bác có cách gì hay chỉ em với”, tôi hỏi. P bảo, cứ để nơi khô ráo thoáng mát là được, mỗi túi này có hạn sử dụng là một năm cơ mà, người sản xuất họ tính toán cả rồi.

Lòng vòng một hồi, tôi ghé vào một quán đồ khô cách đó không xa. Lọt thỏm giữa các loại hản sản khô, hạt điều, hoa hồi là dăm ba túi thịt bò khô xé sợi nhỏ. Và tuyệt nhiên, những túi thịt bò khô này không hề có nhãn mác.

Thấy có khách, bà chủ quán tên H rối rít giới thiệu sản phẩm. “Cô cho cháu xem mấy túi thịt bò khô”, tôi nói. Chen vào giữa đống hàng hóa, chủ quán tên H mang cho tôi thử 2 loại thịt bò khô. Một loại thịt bò khô “xịn” có giá 250 nghìn đồng/kg, loại thứ hai có giá 140 nghìn đồng/kg. Mỗi loại rẻ hơn cửa hàng của P là 10 nghìn đồng. Chủ quán H cho biết thêm, toàn bộ số thịt bò khô của cửa hàng đều được nhập về từ Quảng Ngãi. Mỗi tuần có một chuyến xe từ trong đó ra rồi chia cho các đầu mối tiêu thụ ngoài Hà Nội.

 Tôi cũng đem sự thắc mắc về giá của thịt bò khô, bà H cười ranh mãnh: “Bây giờ làm gì chả có công nghệ riêng của nó chứ, lấy đâu ra thịt bò nguyên chất, mà đã nguyên chất thì lấy đâu ra giá này”. “Thế cháu định mua nhiều không, loại gì để cô còn biết đường tính giá”, bà H tiếp lời. Tôi bảo định mở quán bia, tham khảo mua đồ nhậu cho quán. “Vậy thì tốt nhất cháu nên lấy loại 140 nghìn đồng/kg, làm ăn là phải tính kinh tế chứ”.

 Không nói không rằng, bà H đi vào bên trong lôi trong chiếc tủ gỗ đã mọt một thùng gì đó cũng không có nhãn mác, to bằng thùng mì tôm trọng lượng khoảng 5kg. Vừa lấy dao rạch lớp băng dính chằng chịt, cả chục con gián to như ngón tay lồm cồm bò ra từ cục thịt bò khô đã được xé sợi. Thấy tôi tròn mắt lên, bà H cười lớn: “Yên tâm đi, cháu mua về bán hàng chứ có ăn đâu mà sợ. Nói nhỏ chứ, cô bán cũng không dám ăn đâu. Thỉnh thoảng nhà dùng thì tự làm hoặc đặt chỗ người quen bên Từ Sơn (Bắc Ninh) mỗi cân giá 700 nghìn có khi 750 nghìn kia”.

Bảo chỉ đi tham khảo và sẽ quay lại sau, bà H liền cất vội thùng bò khô vào chiếc tủ gỗ. Tiện tay, bà với luôn cái bình thuốc diệt côn trùng xịt tứ tung quanh tủ. Thế này thì gián chưa chết mà người ăn khéo bị ngộ độc trước. Tôi nghĩ trong đầu, những người bán hàng kiểu này thật vô lương tâm, biết chắc là hàng hóa kém chất lượng mà vẫn bán cho người tiêu dùng.

Tràn lan phụ phẩm

Lúc đầu quan sát, sau khi mang những thùng thịt bò khô đã vón cục vào chậu, những người bán hàng dùng một chất gì đó làm cho thịt bò mềm ra, có màu vàng tươi hơn, thơm hơn. Loanh quanh mải quan sát nhưng tôi vẫn không rõ đó là chất gì. Đấy là những gian hàng ngoài chợ, còn những cơ sở được quảng cáo có “thịt bò khô gia truyền thì sao”.


Chất phụ gia hương vị bò có nguồn gốc Trung Quốc bày bán trên phố Hàng Buồm

Theo quan sát, dọc con phố Hàng Buồm còn rất nhiều cửa hàng công khai bày bán các loại phụ phẩm như trên. Tuy vậy, các cơ quan chức năng lại không hề hay biết và xử lí. Và trong khi chờ xử lí, hàng tấn thịt bò khô kém chất lượng vẫn tiếp tục cuộc hành trình… đầu độc người tiêu dùng!

Tôi quyết định tìm đến một cơ sở chế biến thịt bò có tiếng trên phố Hàng Bông. Chủ quán bảo, thịt bò khô đều được chế biến và đóng gói tại đây, đến lúc nào cũng có chứ không phải đặt hàng. Tỏ ý muốn xem hàng, ông này đưa cho tôi hai gói thịt màu đen đen. Vừa mới sờ vào, còn chưa kịp nhìn kĩ đã bị ông này giật lại vứt cái bịch vào ngăn tủ. Nhìn qua cửa nhà bếp, tôi thấy tại đây có 3 nhân công, 1 nam và 2 nữ. Nền nhà bếp ướt nhẹp, mặc cho người qua lại, một nữ nhân công vẫn ngồi hồn nhiên dùng tay bốc những nắm thịt bò khô cho vào túi nilon.

Tôi cứ thắc mắc mãi rằng hàng được đóng gói thủ công mất vệ sinh như thế thì làm sao giữ được một năm nếu không có chất bảo quản. Vòng xe qua phố Hàng Buồm (Hoàn Kiếm), tôi phát hiện rất nhiều cửa hàng bày bán một loại phụ gia hóa học làm tăng mùi vị, giúp thực phẩm cứng lại, bảo quản được lâu hơn. Các loại phụ gia được đựng trong can trắng, không nhãn mác mà chỉ có dòng chữ: Bò, gà, lợn, cá, dừa… Một loại có tên Hodias xuất xứ từ tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) nhưng không hề có ngày tháng sản xuất cũng như hạn sử dụng.

Bà chủ cửa hàng tên Ng giới thiệu, đây đều là những chất phụ gia có công dụng đặc biệt. Dạng lỏng có giá 400 nghìn đồng/lọ 500gram, dạng bột thì 350 nghìn đồng/kg. Bà Ng “lăng xê”, loại này cả chợ đang cháy hàng, nhiều cửa hàng nhỏ lẻ cũng đổ xô đi mua, chú mà mua nhiều chị alo một cái là có người mang đến ngay, đồ khô mà tẩm ướp mấy loại này thì ngon ngay”.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm