| Hotline: 0983.970.780

Hải sản Quảng Ninh đổ về Hà Nội

Thứ Sáu 24/01/2014 , 09:24 (GMT+7)

Hải sản tươi sống của Quảng Ninh những ngày này đang được các thương lái gom hàng chuyển về Hà Nội phục vụ nhu cầu tiêu dùng Tết của người dân Thủ đô.

Nổi tiếng với chả mực, tu hài, ngao…, hải sản tươi sống của Quảng Ninh những ngày này đang được các thương lái gom hàng chuyển về Hà Nội phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô dịp Tết.

Bà Thoa, chủ ki-ốt bán chả mực ở chợ Hạ Long cho biết, hiện riêng mặt hàng chả mực sản xuất không đủ bán cho những người đi thu gom mang lên Hà Nội. Ngày thường, cơ sở của bà Thoa chế biến khoảng 60-70kg chả mực là vừa đủ bán, nhưng những ngày cận Tết này, lượng chả mực làm ra phải tăng hơn 1,5 lần mới đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, lượng bán các loại hải sản như tu hài, ngao, tôm, cua biển cũng tăng đột biến.

“Chủ yếu khách đặt mang lên Hà Nội để sử dụng trọng dịp Tết, chứ tiêu thụ tại TP Hạ Long cũng không tăng đáng là bao”, bà Thoa cho hay.


Hải sản Quảng Ninh được bán nhiều trên các diễn đàn

Người sành mua chả mực thì sẽ biết có hai loại: một là chả mực hút chân không – loại chả được bọc trong túi nilon và được hút chân không để thời gian bảo quản lâu hơn; hai là loại chả mực VIP – loại ngon nhất, được chế biến từ phần thân con mực, đầu và râu mực không dùng.

Bà Thoa cho biết, chả mực muốn ngon thì con mực phải thật tươi, người ta phải tự giã tay mới dai và giòn được. Khi rán phải để lửa thật đều vì chúng kén lửa lắm. Chấm gì cũng không hợp bằng nước mắm nguyên chất rắc ít hạt tiêu.

Chợ Hạ Long nổi tiếng với các loại thủy hải sản tươi sống. Nơi đây cũng là điểm trung chuyển lớn của mặt hàng này. Khảo sát của PV cho thấy, giá chả mực giã tay khoảng 330-340 nghìn đồng/kg; ngao hoa 25 nghìn đồng/kg; tôm sú khoảng 350 nghìn đồng/kg…, tất cả chưa bao gồm cước vận chuyển từ Quảng Ninh lên Hà Nội.

Ngoài kênh phân phối truyền thống, năm nay, hải sản Quảng Ninh được nhiều thương lái bán hàng qua mạng, qua các diễn đàn trên internet. Chị Phương, một thành viên của diễn đàn Otofun cho biết, số lượng đơn hàng các loại cua thịt, cù kỳ, cá song… tăng cao gấp 3-4 lần ngày thường. Mỗi ngày, doanh số bán hàng của chị Phương đạt 4-5 triệu đồng. Hiện chồng chị Phương phải tranh thủ buổi tối, đi xe từ Hà Nội về Quảng Ninh lấy hàng để ngày chị kịp giao cho khách.

“Bán hàng hải sản trên mạng có lợi thế ở chỗ dễ được lòng người tiêu dùng vì họ không phải ra chợ chọn từng con cua, con cá. Khách chỉ việc ngồi một chỗ, xem ảnh hoặc đọc miêu tả, sau đó đặt hàng và ngồi nhà chờ. Ngoài ra, hàng chủ yếu bán theo đơn đặt trước nên cũng không sợ tình trạng tồn kho”, chị Phương nói.

Theo tin từ Sở NN-PTNT Quảng Ninh, năm 2013 tổng sản lượng thủy sản cả năm đạt khoảng 85.000 tấn, trong đó khai thác 52.000 tấn, nuôi trồng 33.000 tấn.

Theo đó, giải pháp đưa ra là tiếp tục đẩy mạnh khai thác hải sản xa bờ, hạn chế khai thác ven bờ, khuyến khích phát triển công tác dịch vụ hậu cần nghề cá. Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, hiệu quả với hình thức nuôi phong phú, phát triển mạnh nuôi biển, nuôi các loại thủy, hải sản có giá trị xuất khẩu cao.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm