| Hotline: 0983.970.780

Học tập mô hình làng mới Seamaul Undong

Thứ Hai 22/01/2018 , 08:21 (GMT+7)

 Vừa qua, tại TP Rạch Giá, UBND tỉnh Kiên Giang đã tổ chức hội nghị liên kết sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM).

Các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm xây dựng mô hình làng mới Seamaul Undong (Hàn Quốc) và chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

TS. Ngô Thị Phương Lan, Phó Hiệu trưởng ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TPHCM) cho rằng, Chương trình MTQG xây dựng NTM của Việt Nam và phong trào làng mới Saemaul Undong của Hàn Quốc rất tương đồng, “hai chương trình một mục đích”. Saemaul Undong được Hàn Quốc khởi động từ những năm 70 của thế kỷ trước, với những giá trị cốt lõi là “cần cù – tự lực – hợp tác”.

17-13-49_chi-se-ve-thnh-cong-cu-mo-hinh-lng-semul-undong-chuong-trinh-ocop-se-giup-di-phuong-co-ci-nhin-v-cch-tiep-cn-moi-trong-xy-dung-ntm-1
Chia sẻ về thành công của mô hình làng Seamaul Undong, chương trình OCOP tại hội nghị.

 Phong trào làng mới Saemaul Undong chỉ cần 10 năm để đi đến thành công, với 3 giai đoạn: Giai đoạn xây dựng nền tảng (1971-1973), Chính phủ tập trung các chương trình khởi động tinh thần Saemaul và thực hiện các dự án cải thiện môi trường cơ bản, qua đó hình thành nền tảng hợp tác và tự lực cho người dân.

 Giai đoạn tự lực (1974-1976), Chính phủ chú trọng phát triển sản xuất và thúc đẩy sự tham gia tự nguyện của người dân. Giai đoạn hoàn thành (1977-1981), chú trọng đến cơ sở thu nhập và gia tăng thu nhập hộ gia đình thông qua trồng trọt các loại cây chuyên biệt, chăn nuôi, cải thiện phúc lợi và môi trường, như sữa chữa nhà cửa, hình thành cấu trúc thực thi mô hình Saemaul do tư nhận thực hiện, xây nhà máy và hình thành các khu phức hợp nông công nghiệp.

“Có rất nhiều yếu tố đem đến thành công của phong trào Saemaul Undong, nhưng quan trọng nhất là cơ chế hoạt động tự lực của cộng đồng, khả năng lãnh đạo của người đứng đầu và sự ủng hộ mạnh mẽ của chính phủ”, TS Ngô Thị Lan Phương kết luận. Hiện mô hình Saemaul đã triển khai trên 8 làng tại 5 tỉnh của Việt Nam, gồm Thái Nguyên, Bắc Ninh, Huế, Ninh Thuận, Hậu Giang.

17-13-49_chi-se-ve-thnh-cong-cu-mo-hinh-lng-semul-undong-chuong-trinh-ocop-se-giup-di-phuong-co-ci-nhin-v-cch-tiep-cn-moi-trong-xy-dung-ntm-2
Chia sẻ về thành công của mô hình làng Seamaul Undong, chương trình OCOP tại hội nghị.

 Chuyên gia nông nghiệp, TS Đặng Kim Sơn cho rằng, bài học của Seamaul Undong là: “cách tổ chức độc đáo”, nhu đề cao vai trò thủ lĩnh cộng đồng; “cách hoạt động hợp lý”, là cấp trên khuyến khích, ngân sách hỗ trợ, thôn bản quản lý, phê duyệt, đánh giá, đóng góp; “cách tiếp cận hiệu quả” là ngân sách hỗ trợ, tăng năng lực, chủ động quản lý, kích thích tinh thần người dân thực hiện; “bước đi thích hợp” gồm đầu tư hạ tầng gia đình, công trình công cộng, nâng cao thu nhập, cải thiện môi trường, từ đó thay đổi tư duy người dân.

Trong khi đó, ở Việt Nam là chương trình mục tiêu quốc gia, chính quyền quản lý, điều hành; ngân sách hỗ trợ, cấp trên quản lý, phê duyệt, đánh giá; cán bộ quá tải vì nhiều việc, bộ máy phình to, dân ỷ lại, trông đợi ngân sách đầu tư công trình; dân chịu áp lực đóng góp cao, nợ đọng xây dựng cơ bản (thống kế có 53/63 tỉnh nợ 15.000 tỷ đồng). Đây là sự khác biệt, cần nhận rõ.

 Theo TS Sơn, thành công của Seamaul Undong là đã tích lũy được nội lực, tăng năng lực, thay đổi tư duy, chủ động trong quản lý và tạo tinh thần tự lực; đưa thu nhập nông thôn cao hơn cả thành thị. Còn xây dựng NTM của nước ta có những bất cập cần thay đổi, như lực dàn trải, thiếu sức đầu tư, năng lực cán bộ và dân yếu, giám sát, chỉ đạo chưa chặt chẽ, ỷ lại tách ra và chạy theo thành tích, đời sống và thu nhập người dân chưa cải thiện nhiều, còn kém xa so với thành thị.

 Về chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP), ThS Ngô Tất Thắng, Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM TƯ khẳng định, OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và tăng giá trị. Trọng tâm của OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do tư nhân (DN, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể làm, nhà nước chỉ kiến tạo, ra chính sách...

 Nhiều nước khá thành công với chương trình này, như Nhật Bản (OVOP), Thái Lan (OTOP)... Tại Việt Nam, đi đầu trong phong trào OCOP hiện nay là tỉnh Quảng Ninh thực hiện từ 2013, và hiện đã có trên 30 tỉnh, thành đã và đang triển khai với quy mô khác nhau. Địa phương làm sau cần phát huy mặt mạnh, hạn chế điểm nhược của mô hình này.

Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Phạm Vũ Hồng nhấn mạnh: “Thông qua hội nghị, những chia sẻ về thành công của mô hình làng Seamaul Undong, chương trình OCOP sẽ giúp tỉnh có cái nhìn và cách tiếp cận mới trong xây dựng NTM sắp tới”.

 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm