| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 25/05/2016 , 06:35 (GMT+7)

06:35 - 25/05/2016

'Kẹo lạc không đường' trong công trình giao thông 45.000 tỷ đồng

“Kẹo lạc không đường” là tên mà báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh dùng để gọi một loại bê tông không có xi măng. Bê tông không có xi măng cũng giống như kẹo lạc không có đường.

Kẹo lạc mà không có đường thì không có gì gắn kết, lạc sẽ đi đằng lạc còn bột sẽ đi đằng bột. Còn bê tông không có xi măng, thì đá dăm sẽ đi đằng đá dăm, cát sẽ đi đằng cát.

Thứ bê tông “kẹo lạc không đường” đó đã được dùng trong một công trình giao thông trị giá tới 45.000 tỷ đồng. Đó là con đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, vừa được đưa vào khai thác mấy tháng nay.

Vụ việc được phát hiện khi một chiếc xe tải va vào cạnh hầm chui dân sinh của con đường cao tốc trên tại km 4+900, thuộc địa phận thôn Xuân Thụy, xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội, khiến một mảng bê tông bị vỡ ra.


Bê tông hầm chui như "kẹo lạc không đường" (Ảnh: Tuổi trẻ)

Thấy vậy, ông Lê Xuân Thu, người địa phương, thò tay vào khối bê tông vỡ đó, thì phát hiện bê tông không có xi măng, chỉ có vôi vữa, thế nên chỉ bằng tay không, người đàn ông đã 61 tuổi này cũng có thể bóp cho những viên đá dăm trong khối bê tông thành hầm chui đó rơi lả tả xuống đất.

Đây là một hạng mục thuộc gói thầu EX-1B, do Tổng công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (Vidifi) làm chủ đầu tư.

Sự việc đã làm nóng các diễn đàn công luận suốt mấy ngày qua. Chỉ cần đọc chừng ấy thông tin, chắc ai cũng hình dung ra tuổi thọ của con đường trị giá đến trên 2 tỷ USD này sẽ thế nào?

Sự kiện trên đã góp phần làm phong phú thêm những “thành tích” trong xây dựng ở nước ta, trước đó, chúng ta đã có những “thành tích” rất đáng nể, như cột điện cao thế 500kV còn mềm hơn cả thân chuối, một cơn dông nhỏ thổi qua, thân chuối không đổ nhưng cột đã đổ, trơ ra thân móng bê tông chỉ có những lõi sắt nhỏ như chiếc đũa.

Hay công trình bờ kè trị giá 550 tỷ đã gần như biến mất chỉ sau một cơn mưa không lớn. Và trước đó nữa, năm 2004, có những cọc tiêu bê tông trên quốc lộ 18, do PMU 18 làm chủ đầu tư được dùng thanh tre làm lõi thay cho sắt...

Bị báo chí truy hỏi, mới đây Vidifi đã trả lời rằng đây là lỗi của nhà thầu cung cấp bê tông, đó là công ty TNHH 1 thành viên bê tông TRANSMECO.

Lại vẫn một kiểu giải thích rất quen thuộc kiểu “chú đánh máy...”, và ở đây, một lần nữa, dư luận lại chứng kiến việc xuất hiện rất kịp thời của anh... Đổ Văn Thừa.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm