| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 13/01/2015 , 09:07 (GMT+7)

09:07 - 13/01/2015

Khi người nuôi bò phải đổ sữa!

Thanh long, dưa hấu… đổ bỏ cho bò ăn, còn có chỗ mà đổ lỗi, rằng đó là do Trung Quốc không mua. Còn chuyện sữa bò bị đổ bỏ này, thì đổ lỗi cho ai?/ Người dân Lâm Đồng đổ hàng nghìn lít sữa bò tươi ra đường

Một trong những thông tin được dư luận quan tâm những ngày qua là chuyện hàng chục hộ dân chăn nuôi bò sữa của hai xã Tu Tra, Đạ Ròn (thuộc huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) đã tập trung tại trạm thu mua sữa của Cty Cổ phần sữa Đà Lạt (Dalat Milk; đã chuyển nhượng lại cho TH True Milk) để phản đối về việc công ty này đưa ra hạn mức chỉ thu mua giới hạn 16 lít sữa/con bò/ngày.

Quy định đó hoàn toàn ngược với hợp đồng đã được ký kết trước đó giữa Dalat Milk với những nông hộ chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện Đơn Dương, là đơn vị sẽ bao tiêu toàn bộ sản phẩm.

Bà Đinh Thị Thu, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Cầu Sắt (xã Tu Tra) rất bức xúc, khi cho rằng quy định mới này của Dalat Milk đã đẩy người chăn nuôi bò sữa ở đây vào con đường cùng.

Bởi chu kỳ sữa của một con bò bình quân 20 lít/ngày, cao nhất có thể lên đến 35-40 lít/ngày. Nhưng Dalat Milk chỉ thu mua như vậy, nên số sữa còn lại chỉ có cách đổ bỏ.

Trong khi đó, thì trên 300 hộ dân chăn nuôi bò sữa ở hai xã Dương Hà và Phù Đổng (huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) cũng đang bức xúc trước nguy cơ sẽ phải đổ sữa ra đường như người chăn nuôi bò sữa ở hai xã Tu Tra và Đạ Ròn của Lâm Đồng.

Bởi hợp đồng ký hàng năm với Cty Cổ phần sữa Quốc tế đã hết hạn, hợp đồng mới chưa được ký, trong khi theo đại diện của Cty Cổ phần sữa Quốc tế thì “Kế hoạch năm 2015 của công ty sẽ tập trung vào Ba Vì. Chúng tôi sẽ gia hạn cho người chăn nuôi bò sữa (của hai xã nói trên) đến khi nào họ tìm được đơn vị có giá trị tốt hơn, chúng tôi sẽ dừng thu mua”.

Mỗi ngày, 300 hộ chăn nuôi bò sữa của hai xã trên cung cấp cho Cty Cổ phần sữa Quốc tế tới 6,5 tấn sữa. Nay họ biết tìm đâu ra được “đơn vị có giá trị tốt hơn” để bán số sữa đó, khi công ty ngừng thu mua?

Còn tại Lâm Đồng, Dalat Milk chỉ có năng lực thu mua 4 tấn sữa/ngày, nay đã phải mua tới 9 tấn/ngày.

Hiện trạng trên chính là hệ quả của việc quy hoạch không đồng bộ của ngành Nông nghiệp nước ta. Trong khi ở các nước khác, hàng trăm năm nay, nông dân ở các vùng nguyên liệu của họ vẫn chỉ trồng một loại nông phẩm nhưng không bao giờ phải chịu cảnh “được mùa rớt giá”, thì ở ta, mùa dưa hấu, mùa thanh long năm 2014 vừa qua, dưa và thanh long bị đổ đầy đường cho bò ăn vì thương lái ngừng thu mua đột ngột.

Và tại các cửa khẩu biên giới, hàng trăm xe tải chất đầy dưa hấu, thanh long xếp hàng dài chờ đưa sang Trung Quốc, nhưng cuối cùng không sang được. Ngay cả người trồng lúa cũng không thoát cảnh “được mùa rớt giá”. Rồi cảnh nông dân hết chặt tiêu trồng điều lại đến chặt điều trồng tiêu, thỉnh thoảng vẫn xảy ra.

Nay thì lại đến những hộ chăn nuôi bò sữa điêu đứng. Thanh long, dưa hấu… đổ bỏ cho bò ăn, còn có chỗ mà đổ lỗi, rằng đó là do Trung Quốc không mua. Còn chuyện sữa bò bị đổ bỏ này, thì đổ lỗi cho ai? Rõ ràng là người mình tự làm hại người mình.

Biết bao giờ nhưng thảm cảnh trên mới chấm dứt?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm