| Hotline: 0983.970.780

Nâng cao năng lực cán bộ địa phương

Thứ Năm 17/11/2016 , 07:30 (GMT+7)

Thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở cấp thôn, bản (Ban phát triển thôn) chính là người gần gũi nhất, sâu sát nhất với người dân...

Đánh giá tại buổi tổng kết dự án, ông Nguyễn Ngọc Luân - Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NN- NT cho biết, một trong những điểm đáng mừng là dự án đã giúp từng bước nâng cao năng lực cán bộ xây dựng NTM tại các địa phương, qua đó đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao hiện nay.

Thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở cấp thôn, bản (Ban phát triển thôn) chính là người gần gũi nhất, sâu sát nhất với người dân. Việc phát huy quyền và tiếng nói của người dân đòi hỏi rất cao vai trò và năng lực của Ban phát triển - những người trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển cộng đồng.

Nhận rõ tầm quan trọng này, Văn phòng Điều phối NTM Trung ương đã xây dựng bộ tài liệu về đào tạo, tập huấn cán bộ xây dựng NTM, bồi dưỡng kỹ năng phát triển cộng đồng cho nhóm đối tượng là cán bộ triển khai chương trình cấp thôn, bản.

Tài liệu gồm 7 chuyên đề: Vai trò của cấp thôn, cộng đồng trong xây dựng NTM; Phương pháp quản lý dựa vào cộng đồng trong xây dựng NTM; Cách thức đánh giá, xác định nội lực và nhu cầu của cộng đồng; Hướng dẫn kỹ năng tuyên truyền, vận động cộng đồng; Hướng dẫn kỹ năng tổ chức và điều hành cuộc họp; Hướng dẫn kỹ năng giải quyết mâu thuẫn và xây dựng sự đồng thuận; Hướng dẫn triển khai thí điểm quỹ nông thôn mới ở cấp thôn.

Nội dung đào tạo và phương pháp đào tạo được đưa ra trong Bộ tài liệu được đánh giá cao về tính thực tiễn, tập trung chủ yếu vào các bước thực hành, các bài học kinh nghiệm thực tế.

 Vì vậy, Bộ tài liệu này đã góp phần giải quyết một số hạn chế lớn trong các chương trình đào tạo, tập huấn các bộ xây dựng NTM những năm vừa qua là thiếu sự quan tâm đến đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở cấp thôn, bản.

Theo lãnh đạo Văn phòng Điều phối NTM Trung ương, các lớp tập huấn được tổ chức thí điểm tại 4 tỉnh: Thái Nguyên, Điện Biên, Thừa Thiên- Huế, Lâm Đồng, thu hút hàng trăm học viên là cán bộ trực tiếp triển khai chương trình ở cấp tỉnh, huyện, xã và thôn, bản của 24 tỉnh thành trên cả nước.

Trên cơ sở này, phương pháp quản lý dựa vào cộng đồng và nhằm nâng cao vai trò chủ thể của cộng đồng, tăng cường tập huấn kỹ năng về cộng đồng đã được tổng hợp trong Chương trình khung để áp dụng trên phạm vi cả nước trong giai đoạn 2016 - 2020.

Có thể khẳng định, cách tiếp cận và nội dung các chuyên đề trong Chương trình khung tập huấn, bồi dưỡng càn bộ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 đã thay đổi về cơ bản so với giai đoạn trước đây.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Xây dựng sản phẩm OCOP vươn tầm xuất khẩu

Bắc Kạn Sau nhiều năm thực hiện chương trình OCOP, một số sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, hướng tới xuất khẩu.