| Hotline: 0983.970.780

Nâng tầm thương hiệu sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Thứ Tư 19/02/2025 , 08:25 (GMT+7)

Các sản phẩm đã đạt chuẩn OCOP 3 sao, 4 sao sẽ vừa nâng cao chất lượng vừa tăng cường marketing để đưa sản phẩm vươn ra ngoại tỉnh, ngoại khu vực.

Huyện Kỳ Anh có tới 3 sản phẩm phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao. 

Huyện Kỳ Anh có tới 3 sản phẩm phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao. 

Trong số hàng trăm sản phẩm đạt chuẩn OCOP trên địa tỉnh Hà Tĩnh, huyện Kỳ Anh hiện có đến 17 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao, 4 sao đang còn hiệu lực chứng nhận (3 sản phẩm 4 sao, 14 sản phẩm 3 sao), đứng nhất nhì toàn tỉnh về số lượng.

Ông Phan Công Toàn, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Kỳ Anh chia sẻ, việc phát triển, xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP luôn được huyện quan tâm, chú trọng, bởi đây là con đường nhanh nhất đưa đặc sản của địa phương đến với bạn bè, khách hàng trong nước và quốc tế, góp phần tích cực tạo việc làm, nâng cao thu nhâp cho người dân.

“Ngoài các chính sách chung của Trung ương, tỉnh, những năm qua huyện Kỳ Anh đã tạo mọi điều kiện về mặt thủ tục hành chính, đầu tư hạ tầng máy móc kích cầu các cơ sở lớn như: HTX Phú Khương, HTX Nguyên Lâm, HTX Kỳ Phú… tăng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để đảm bảo quy định OCOP 4 sao, tiến tới nâng hạng lên 5 sao”, ông Toàn nói.

Theo ông, giai đoạn này, sản phẩm OCOP ngoài phát triển về số lượng cần ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh, nhất là nông sản hữu cơ, nông sản sạch, sản phẩm OCOP truy xuất nguồn gốc quá trình sản xuất sản phẩm.

Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh, anh lê Văn Duẩn (SN 1985) luôn ấp ủ mơ ước kinh doanh từ khi còn là thanh niên. Cuộc sống kinh tế khó khăn, anh quyết tâm đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan để kiếm vốn.

Quá trình lao động tại Đài Loan, ngoài giờ làm việc, anh Duẩn còn chịu khó tìm tòi, nghiên cứu thị trường. Anh nhận thấy, bánh đa vừng tiêu thụ tại đây rất lớn, thị hiếu khách hàng rất ưa chuộng nên bắt đầu ấp ủ về quê mở xưởng sản xuất.

Bánh đa vừng Nguyên Lâm - một trong những sản phẩm đặc sản của địa phương vươn tầm quốc tế.

Bánh đa vừng Nguyên Lâm - một trong những sản phẩm đặc sản của địa phương vươn tầm quốc tế.

Năm 2018, anh về quê, bắt đầu khởi nghiệp với số vốn 500 triệu, thành lập nên Hợp tác xã (HTX) Nguyên Lâm. Đến năm 2020 tham gia phong trào xây dựng nông thôn với, sản phẩm bánh đa vừng Nguyên Lâm đạt chuẩn OCOP 3 sao rồi nâng hạng lên 4 sao.

“Từ cơ sở sản xuất truyền thống tôi đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng nhà xưởng, mua máy móc hiện đại để sản xuất. Tất cả quy trình từ trộn bột, cắt bánh, phơi sấy, đóng gói bánh đều được làm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Doanh thu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Nga… mỗi năm bình quân đạt 1,2 - 1,5 tỷ đồng”, anh Duẩn phấn khởi nói.

Vị Giám đốc HTX cho rằng, việc xây dựng sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao đem lại giá trị về mặt thương hiệu cực kỳ lớn, vừa tạo niềm tin cho khách hàng vừa là “hồi chuông” nhắc nhở chủ cơ sở phải đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, có như vậy hiệu quả hoạt động sản xuất mới bền vững.

Hiện tại, HTX Nguyên Lâm đang liên kết sản xuất vùng nguyên liệu lúa gạo, vừng đen theo hướng hữu cơ với diện tích hàng trăm ha, giúp người nông dân huyện Kỳ Anh, Vũ Quang, Hương Sơn ổn định đầu ra sản phẩm, tăng lợi nhuận trên đơn vị diện tích. Chưa kể, HTX còn tạo công ăn việc làm cho gần 20 lao động, với thu nhập bình quân đạt 7 – 8 triệu đồng/người/tháng.

Chất lượng sản phẩm luôn được các cơ sở OCOP đặt lên hàng đầu. 

Chất lượng sản phẩm luôn được các cơ sở OCOP đặt lên hàng đầu. 

Đối với các sản phẩm OCOP 3 sao, điều kiện, quy mô sản xuất nhỏ hơn song yêu cầu về chất lượng cũng khá khắt khe, nghiêm ngặt.

Năm 2024 sản phẩm tôm xù Bảo Nam, thuộc Cơ sở chả mực giã tay Bảo Nam, xã Kỳ Châu được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao. Cơ sở này do anh Phạm Bình Nam làm chủ. Quy mô đầu tư 1,2 tỷ đồng.

Năm 2022, cơ sở này bắt tay xây dựng hạ tầng sản xuất, chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản như: chả mực, chả cá, tôm xù… Qua thời gian, anh Nam nhận thấy sản phẩm tôm xù được khách hạng đón nhận, phản hồi tích cực nên đăng ký xây dựng sản phẩm OCOP.

“Nguyên liệu chính làm tôm xù gồm có tôm được mua tươi sống tại các cơ sở nuôi đạt tiêu chuẩn VietGap; bột tổng hợp cùng với các phụ liệu gia vị. Trong 2 năm qua, bình quân mỗi năm chúng tôi xuất bán từ 6 – 7 tấn sản phẩm; doanh thu đạt trên dưới 1,4 tỷ đồng”, chủ cơ sở thông tin.

Sản phẩm tôm xù Bảo Nam không sử dụng chất bảo quản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Sản phẩm tôm xù Bảo Nam không sử dụng chất bảo quản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Năm 2025, cơ sở Bảo Nam phấn đấu sản xuất, cung ứng ra thị trường từ 10 – 15 tấn tôm xù; tăng cường marketing trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội nhằm lan tỏa thương hiệu. Đồng thời, đăng ký bảo hộ logo, tạo website riêng, xây dựng quy trình đồng bộ và phương thức quản lý trong sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn (GMP, HACCP).

Năm 2024, huyện Kỳ Anh tổ chức thành công hội thi ẩm thực, kết hợp trưng bày các sản phẩm OCOP, sản phẩm hướng tới OCOP và các sản phẩm chủ lực, đặc sản, truyền thống của địa phương tại Khu du lịch biển Kỳ Xuân, góp phần kích cầu thương mại hiệu quả.

Xem thêm
TP.HCM đẩy mạnh cho vay cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

UBND TP.Hồ Chí Minh vừa ban hành văn bản triển khai chính sách tín dụng thực hiện cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại 5 huyện ngoại thành.

Biến rác thải thành điểm tham quan hấp dẫn

QUẢNG NINH HTX Green Life Hạ Long đã trở thành điểm tham quan, trải nghiệm lối sống xanh của rất nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài khi đến với Quảng Ninh.

An Giang có 184 sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 5 sao

UBND tỉnh An Giang đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất các sản phẩm OCOP. Đến nay, tỉnh có 184 sản phẩm OCOP từ 3-5 sao.

Bình luận mới nhất