| Hotline: 0983.970.780

Người ngồi lặng thấy phong ba

Thứ Năm 01/10/2015 , 06:10 (GMT+7)

Nhà thơ Nguyễn Kim Ngân trưởng thành trong phong trào sinh viên đấu tranh đô thị ở miền Nam trước năm 1975.

15-53-35_nguyen-kim-ngn-ky-tng-sch
Tác giả “Người mẹ Bàn Cờ” nổi tiếng một thời!

Minh chứng rõ nhất cho tháng ngày dấn thân của ông là bài thơ “Người mẹ Bàn Cờ” được nhạc sĩ Trần Long Ẩn phổ nhạc, ghi dấu trong lòng công chúng gần 40 năm qua. Thế nhưng, mãi khi ngoài 60 tuổi, tác giả Nguyễn Kim Ngân mới ra mắt tập thơ đầu tay có tên gọi “Sông chảy bên trời”.

Nhà thơ Nguyễn Kim Ngân ngại nói về bản thân. Ông đã quen sống khiêm nhường và lặng lẽ. Ngay tập thơ “Sông chảy bên trời” cũng do bạn bè thương tình gom góp in cho. Tuy nhiên, chỉ cần đọc thơ Nguyễn Kim Ngân cũng ít nhiều thấy được hành trình qua năm tháng của ông.

Thơ Nguyễn Kim Ngân bất đầu giục giã lên, bởi nỗi đau quê hương bị giày xéo. Ngày gặp lại “Vườn hoang” xót xa: “Ai trả lại tôi, quê hương vô tội/ Tôi trả lại người nửa kiếp si mê”. Vào học khoa Triết - Đại học Văn Khoa Sài Gòn, chàng sinh viên Nguyễn Kim Ngân tham gia xuống đường đòi hòa bình và công lý. Nhiều đồng môn bị bắt, bị kết án, bị lưu đày, Nguyễn Kim Ngân đã nhặt được ở ranh giới sinh tử cao đẹp ấy những câu thơ giản dị mà xúc động viết nên bài thơ “Chiếc còng sắt”: “Đừng cho biết, mẹ già anh sẽ khóc/ Nếu có hỏi, bảo anh còn đi học/ Vẫn bình yên và đỗ đạt như xưa/ Thôi giã từ các bạn giữa đêm mưa/ Tôi đã nếm đủ mùi trong ngục thất…”.

Thơ Nguyễn Kim Ngân giai đoạn này là những tiếng gào xé ruột xé gan: “Ta lạc tay ngã xuống giữa mơ hồ/ Làm cầu gãy trên dòng sông tuyệt vọng… Người đi đi, ta ở lại một mình/ Trọn một kiếp chỉ mơ ngày chiến thắng”. Chính vì niềm tin mãnh liệt ấy, con - người - thi-  sĩ dễ dàng nhận ra nét đẹp “Người mẹ Bàn Cờ”: “Đường Việt Nam Bàn Cờ/ Tình Việt Nam như tơ/ Đồng Việt Nam lầy lội/ Giặc đợi chết từng giờ”.

Từ tâm trạng một người dân mất nước dằn vặt “Đêm nay trời chắc còn mưa/ Mình về cho gió bớt lùa vết thương”, nhà thơ Nguyễn Kim Ngân đón chờ ngày quê hương giải phóng để chạy về miền Trung ở với mẹ già: “Xin mẹ chớ buồn đau/ Với lều tranh đạm bạc/ Giếng chưa bao giờ đục/ Lòng mẹ vẫn trong xanh”.

Nguyễn Kim Ngân bỏ lại sau lưng Sài Gòn đô hội và những tuổi trẻ hào hùng, ông chọn nghề dạy học ở thôn Triều Sơn, xã Xuân Thọ, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên và mở lòng ra với miền quê nghèo “Về đây sống với núi rừng/ Nỗi đau trên đá, nỗi mừng trên cây”.

Làm hiệu trưởng một trường cấp 2 hơn mười năm, nhưng nhà giáo - nhà thơ Nguyễn Kim Ngân vẫn ở nhà tranh vách đất. Để kiếm thêm tiền nuôi vợ và ba con, ông cũng học nghề nuôi tôm nhưng có lẽ vận làm giàu chưa đến, nên chuyện làm ăn cứ thất bát luôn.

Vượt lên tất cả, nguồn thơ trong Nguyễn Kim Ngân vẫn âm mạch ngầm tuôn chảy. Không chỉ thao thiết thương người, trái tim ông cũng khắc khoải “Thương rừng” bị tàn phá: “Một ngày lửa đốt lời chim/ Chỉ còn ngơ ngác mắt em mảnh rừng”. Hai câu thơ chầm chậm mà ray rức như một tiếng thở dài.

Bây giờ nhà thơ Nguyễn Kim Ngân đã trở thành một nhà giáo về hưu. Ông để lại trường lớp “Phía sau lưng gió” trong hồi hộp trang nghiêm: “Trên bảng đen, hay trên bầu trời có những dòng kẻ ngang song cửa/ Em hãy để trống một dòng cho tôi nhớ về em”.

Cuộc nuôi tôm của Nguyễn Kim Ngân vẫn còn tiếp diễn, được thua thế nào chưa ai biết. Dù ông nghĩ “Được thì kẻ bại khiến buồn lây/ Thua thì kẻ thắng làm ta nhục”, nhưng lối nhỏ ông chọn vẫn nằm phía trắc ẩn nhân sinh: “Đi qua ngôi đền các triết gia/ Đi qua nhà rách các nhà thơ/ Gặp trái tim người ta sững lại/ Không biết đường nào đứng ước mơ”.

Chàng sinh viên đấu tranh đô thị khí phách với bài thơ nổi danh “Người mẹ Bàn Cờ” đã trở thành một lão nông bên đìa tôm quạnh vắng. Số phận an bài như thế, và Nguyễn Kim Ngân thanh thản sống, thanh thản nghĩ, rồi thanh thản viết: “Có giận hờn, oán trách gì đâu/ Đời một người chưa bao giờ dễ hiểu/ Hãy thoảng qua đủ lay từng cánh liễu/ Để cho người ngồi lặng thấy phong ba”.

Vâng, cứ thoảng qua thôi. “Sông chảy bên trời” thoảng qua ký ức cuộc đời Nguyễn Kim Ngân, dù mỗi ngày ông “ngồi lặng” vẫn phải “thấy phong ba”!

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm