| Hotline: 0983.970.780

Người trồng tiêu...ngậm đắng nuốt cay!

Thứ Sáu 12/09/2008 , 13:00 (GMT+7)

Năm nay người trồng tiêu ở Quảng Trị đứng ngồi không yên vì tiêu vừa mất mùa, lại vừa rớt giá nghiêm trọng.

Một vườn tiêu bị chết rụi hoàn toàn

Năm nay người trồng tiêu ở Quảng Trị đứng ngồi không yên vì tiêu vừa mất mùa, lại vừa rớt giá nghiêm trọng. Bao khoản nợ nần đang đè nặng lên đôi vai nhà nông từng sớm khuya chăm chút từng gốc tiêu chờ ngày hái qủa, vậy mà...Tiêu bao giờ cũng cay nhưng năm nay trong hạt tiêu Quảng Trị có cả vị đắng...

Quảng Trị có 1.800 ha hồ tiêu, chủ yếu trồng tập trung ở các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ và Hướng Hoá, với sản lượng hàng năm đạt trên 1.600 tấn hạt tiêu khô. Theo nhiều người trồng tiêu cho biết, năm nay là năm thứ ba hồ tiêu mất mùa nặng nề, năng suất bình quân ước đạt 0,2 tấn/ha, tức là giảm gần 70% năng suất so với những năm trước, trong khi đó giá hạt tiêu khô dù ở mức 45 – 50 nghìn đồng/kg nhưng người trồng tiêu vẫn không có lãi do giá cả vật tư, phân bón, công lao động tăng cao.

Nhà chị Ngô Thị Chung ở thôn Tân Xuân 1, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) trồng hơn 1.000 gốc tiêu. Gặp chúng tôi, chị chán nản: “Đầu vụ thấy cuống tiêu khá nhiều, gia đình cũng mừng. Nhưng khi đến mùa thu hái, chỉ thấy cuống chứ chẳng thấy quả, năm nay chỉ thu được 3 tạ tiêu khô, coi như mất 2/3. Theo quy luật phát triển của tiêu, một năm mất mùa, một năm được. Năm ngoái đã mất mùa rồi, năm nay phải trúng vụ mới đúng chứ". Tiêu nhà chị phơi đã khô, bao bì đã đóng đầy đủ nhưng không dám bán bởi bán với giá 45 – 47 nghìn đồng/kg thì lỗ nặng.

May mắn hơn chị Chung, gia đình chị Lê Thị Phúc, thôn Tân Xuân 1, Cam Thành, Cam Lộ có 400 gốc tiêu chỉ mất chừng 40% sản lượng. Trong cái nắng chói chang, chị Phúc đang cào tiêu phơi giữa sân nói: “Mấy ngày nay có muốn bán tiêu cũng chẳng có người mua. Tiêu vừa mất mùa, vừa xuống giá. Với chừng này tiêu hoà vốn là may lắm rồi”. Cả xã Cam Thành, nhà ai cũng om tiêu lại chờ giá. Ít thì một hai tạ, nhiều lên đến cả tấn. Ai cũng mong chờ một giá tiêu tốt hơn. Nếu không người dân khó lòng thu hồi được vốn. Vụ tiêu năm nay mất mùa được xem là bất thường.

 Chưa hết, không chỉ mất mùa, nhiều hộ trồng tiêu ở đây còn phải đối mặt với bệnh chết nhanh ở tiêu. Vườn tiêu hơn 600 gốc của nhà chị Lê Thị Hoà (Tân Xuân 2, Cam Thành) đang xanh tốt bỗng chết rũ cả vườn. “Tiêu hôm nay đang xanh. Sáng hôm sau tiêu hơi héo lá, đến chiều là tiêu chết”. Ngậm ngùi nhìn 600 gốc tiêu thi nhau chết rũ, gia đình chị Hoà phải thuê xe múc về phá bỏ những cây gỗ làm trụ tiêu để chuyển sang trồng cao su. Nhưng trồng cao su, gần chục năm sau mới cho thu hoạch được, gia đình chị lại phải đối mặt với khó khăn dài hơn.

Hộ chị Nguyễn Thị Phượng, có 250 gốc tiêu cũng chết trắng hoàn toàn. Vì là đất nằm trong quy hoạch cây trồng chung của toàn xã, và diện tích nhỏ lẻ nên gia đình chị không được trồng cà phê lẫn cao su trên đất này. Không được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong khi muốn trồng lại tiêu phải chờ đến hai năm sau. Chị đành phải chuyển sang trồng tạm lạc và ngô, nhưng mùa nắng đất lại không có nước nên chẳng có cây gì có thể ngoi lên được cả.

Nguyên nhân của bệnh chết nhanh ở tiêu được người dân xác định là do một loại sâu bệnh hại rễ tiêu. Hơn nữa, loại sâu này lại có thời gian tồn tại trong đất từ 2 -3 năm. Vì thế để trồng lại tiêu, người dân phải chờ sâu chết! Một chuyên viên nông nghiệp của xã Cam Thành cho biết: “Căn bệnh trên phải phòng là chính. Còn khi tiêu đã phát bệnh thì không có cách nào cứu chữa”. Trong khi đó, biện pháp phòng chủ yếu dùng phân vi sinh lại khá đắt đỏ. Để có thể phòng bệnh cho 1 ha tiêu, cần phải bón đến hơn 8 triệu tiền phân trong một vụ.

Tiêu chết hàng loạt đã làm diện tích tiêu của Cam Thành giảm một cách nhanh chóng. Từ 164 ha năm 2006 xuống còn hơn 80 ha trong năm nay. Tiêu chết, mất mùa, xuống giá, người dân lâm vào cảnh khốn cùng khi nhiều khoản vay nợ đến thời điểm phải trả. Một niên vụ thất bát với người trồng tiêu đã tàn phá mảnh đất này. Nói như một nông dân, tiêu bao giờ cũng cay nhưng năm nay thì phải nói là người trồng tiêu cay đắng quá.

BOX

 

Hương Giang

 

Chú thích:

Ảnh 1: Chị Ngô Thị Chung bên cây tiêu chết vì bệnh.

Ảnh 2: .

 

 

 

 

 

Anh 111092008190054.jpg

 

Anh 211092008190056.jpg

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm