| Hotline: 0983.970.780

Nơi dân mất dần lòng tin

Thứ Năm 21/06/2012 , 22:18 (GMT+7)

Chỉ tính từ đầu năm 2012 đến nay, tôi đã có gần 20 chuyến đi thực tế ở các huyện Bù Đăng, Đồng Phú của tỉnh Bình Phước để tìm sự thật đằng sau hàng trăm lá đơn kêu cứu của người dân...

Chỉ tính từ đầu năm 2012 đến nay, tôi đã có gần 20 chuyến đi thực tế ở các huyện Bù Đăng, Đồng Phú của tỉnh Bình Phước để tìm sự thật đằng sau hàng trăm lá đơn kêu cứu của người dân. Và, những chuyến đi ấy đã khiến tôi lo lắng thực sự.

Lo lắng bởi chứng kiến cuộc sống khốn khó tột cùng của người dân nơi đây, bởi sống giữa mênh mông đất mà họ lại không có (hoặc có rất ít) đất để sản xuất. Nhiều năm họ “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” với những mảnh rừng, tưởng đâu sắp được hưởng thành quả. Ai dè, những tay “đồ tể” nhân danh chính quyền đột ngột xuất hiện, đốn những cây điều nhiều năm tuổi gục xuống không thương tiếc, biến màu xanh trù phú của cây trồng thành những vùng đất chết, hoang tàn. Đưa những người nông dân này về điểm xuất phát với 2 bàn tay trắng. Từ đó, hàng ngàn người dân nơi tôi đến đã mất hẳn lòng tin vào chính quyền địa phương. Chính quyền đang đối đầu, có thể nói là căng thẳng với dân. Như thế bảo sao không lo lắng?


Tác giả trong một chuyến đi cơ sở

Chuyến đi về xã Phú Sơn, huyện Bù Đăng hồi tháng 5 của tôi quả là một chuyến đi đáng nhớ. Đêm trước đó, khi tôi đang ở thị xã Đồng Xoài thì có một trận mưa như trút. Người dân tôi gặp bảo từ UBND xã Phú Sơn vào đến nơi dân ở, làm rẫy và bị thu hồi còn gần 10 cây số nữa nhưng đường dốc rất nguy hiểm, không thể đi nổi nếu trời mưa. Nghe họ nói tôi cũng lo. Nhưng, đâu đó trong lời nói của họ lại phảng phất nỗi buồn nếu như tôi không đi được. “Không dễ gì mà đi 200 cây số từ TPHCM xuống đến đây lại để người dân thất vọng”, tôi nghĩ thầm và quyết định bằng mọi giá phải đi.

Quả như lời người dân nói, con đường nhỏ ngoằn ngoèo lúc leo lên tít đỉnh đồi, lúc lại lao thẳng xuống suối, chỉ vừa một bánh xe đầy cây dại, gai góc. Hai bên lối mòn này là hàng ngàn hécta đồi bị cày xới, khung cảnh hoang tàn như có chiến tranh. Những gốc cây (có lẽ là cây điều) nằm chỏng chơ, lâu lâu lại có một gốc nằm chình ình trên đường, cản trở quyết tâm của tôi. Nếu không có người dẫn đường, tôi không thể nào vào đến nơi và có thể lạc nhiều ngày chưa biết chừng. Sau 2 tiếng len lỏi trên con đường vắng tanh như thế, chúng tôi cũng đã có mặt ở khu vực tiểu khu 173, 174, 175, xã Phú Sơn. Những người dân đón tôi bằng ánh mắt rưng rưng. Một vài người nói “Phải thừa nhận anh lỳ thật, chạy xe vào đến đây được”, số khác lại nắm chặt tay, nắm áo tôi cầu cứu cứ như tôi là người có thể đội đá vá trời: “Cứu bà con với, chúng tôi không còn gì cả, làm sao sống đây?”.


Người dân Bình Phước đến VP báo NNVN trình bày bức xúc

Ngay phía sau lưng những người dân là một hàng rào những dân quân, dân phòng, công an xã… tay lăm lăm cây gậy sơn đỏ, trắng. Nhìn từ xa, tôi thấy một người phụ nữ đang đứng, 2 tay giơ cao lên trời. Một người dân nói: nó bị còng tay vì can tội tiếp tế cho bà mù đấy. Tôi tiến lại gần một anh mặc đồng phục công an giới thiệu và đề nghị được vào bên trong, nhưng anh bảo: đây là khu vực cưỡng chế, không được vào. Tôi đề nghị gặp chỉ huy thì anh bảo: chỉ huy nói không được vào rồi, anh thông cảm. Tôi đang nấn ná nghĩ cách thì thấy anh nghe điện thoại, nghe xong anh bảo: Chỉ huy muốn gặp anh. Tôi bước theo anh.

Phụ trách tổ công tác này là một sĩ quan công an còn khá trẻ. Sau khi kiểm tra giấy tờ của tôi khá kỹ, anh bảo: Ở đây không tiện nói chuyện. Có chú Sơn, Phó Chủ tịch huyện đang ở ngoài trụ sở (trụ sở dã chiến của lực lượng công an đang làm nhiệm vụ, đóng trên địa bàn xã Đăk Nhau, cách khu vực đang cưỡng chế hơn chục cây số), giờ tôi dẫn anh ra đó, chú Sơn sẽ cung cấp đầy đủ thông tin anh cần. Tôi đồng ý bởi trước đó tôi đã kịp ghi lại toàn bộ hình ảnh, không cần thiết nấn ná ở lại nữa.


Hoa màu của người dân trước khi bị giải tỏa, cưỡng chế

Tôi giao chiếc xe máy của tôi cho anh công an cầm lái. Anh ta không đi con đường lúc nãy tôi lên mà đi một đường khác xuống đồi. Đi không bao lâu thì điện thoại mất sóng. Mãi hơn 4 giờ chiều hôm ấy tôi mới ra đến UBND huyện Bù Đăng, lúc này kiểm tra điện thoại mới thấy tin nhắn báo 24 cuộc gọi nhỡ từ số lạ (của người dân), từ người quen và số cơ quan. Gọi lại tôi mới biết: Sau khi người dân gọi cho tôi không được, họ sốt ruột nên gọi cho một số người quen của tôi ở Đồng Xoài cầu cứu. Và, gọi ra tận cơ quan tôi ngoài Hà Nội thông báo một tin khá nghiêm trọng là tôi bị... công an bắt.

Trở về sau chuyến đi này, tôi đã có bài phản ánh: Ông Chủ tịch huyện ơi, sao dân khổ thế này. Nhưng sau khi bài đăng lên, tôi lại băn khoăn và nóng lòng muốn quay trở lại Bù Đăng. Tôi nóng lòng bởi tất cả những người dân có tên trong bài viết cũng như những người dân tôi gặp đều bị “triệu tập”, bị hỏi thăm và phải trả lời những câu hỏi như: Có quen nhà báo không? Quen như thế nào? Gặp nhà báo ở đâu? Nói những gì? Có đưa tiền cho nhà báo không?... Và cuối cùng là yêu cầu từ nay không được gặp nhà báo nữa. Nhưng điều khiến tôi vui, hạnh phúc và muốn tiếp tục con đường mình đang đi là tất cả những người dân tôi gặp đều hoàn toàn tin tưởng vào chúng tôi, những người làm báo.


Lực lượng cưỡng chế giải tỏa nhà dân tại xã Phú Sơn, Bù Đăng

Sau những chuyến đi Bù Đăng về, tôi cứ ám ảnh bởi những hình ảnh tội nghiệp, đáng thương của người dân. Và tôi lại lo lắng (sự lo lắng có lẽ không thừa) khi nghĩ đến các vị “quan” ở những nơi tôi đến và thầm nghĩ: “Sống giữa lòng dân mà để dân khổ như thế! Không biết các vị có nghĩ: nếu điều gì đó xảy ra thì ai sẽ đứng về phía chính quyền?”.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

ABIC Kiên Giang chi trả gần 700 triệu đồng cho khách hàng

Cà Mau Ngày 25/4, ABIC Kiên Giang phối hợp với Agribank Cà Mau chi trả bảo hiểm Bảo an tín dụng cho gia đình 3 khách hàng không may gặp rủi ro khi lao động sản xuất.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm