| Hotline: 0983.970.780

Người chăn nuôi điêu đứng

Thứ Sáu 06/09/2013 , 09:53 (GMT+7)

Việc chôn hóa chất độc hại xuống đất của Cty Thanh Thái không chỉ tiềm ẩn nguy cơ gây các loại bệnh về hô hấp, ung thư… cho con người mà còn gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi trên địa bàn.

Việc chôn hóa chất độc hại (thuốc BVTV) xuống đất của Cty CP Nicotex Thanh Thái (Cty Thanh Thái) những năm qua không chỉ tiềm ẩn nguy cơ gây các loại bệnh về hô hấp, ung thư… cho con người mà còn gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi trên địa bàn.

Ông Lê Viết Hùng, trưởng thôn Cò Đồm, xã Cẩm Vân cho biết: Khoảng 5 năm về trước tỷ lệ hộ dân chăn nuôi trên địa bàn thôn đạt 40-50% nhưng nay chỉ còn khoảng 10%. Lý do khiến người dân bỏ chăn nuôi là bởi trâu, bò, dê, cá, vịt… khi nuôi được một thời gian đều lăn đùng ra chết không rõ nguyên nhân, thiệt hại kinh tế vô cùng lớn.

Cũng theo ông Hùng, thời gian cao điểm (khoảng 2008-2009) thôn Cò Đồm có từ 400-500 con dê; hơn 160 con trâu, bò; nhiều ha cá… nhưng hiện nay đàn dê tụt xuống còn hơn 100 con; trâu, bò 140 con; ao cá gần như bị lấp hết.


Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do chôn thuốc BVTV buộc người dân phải tự lấy mẫu đem đi xét nghiệm

Gia đình ông Hùng cũng chịu thiệt hại nặng nề do chăn nuôi gần khu vực Cty Thanh Thái. Ông Hùng kể, năm 1986 ông bắt đầu nuôi dê. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, ông cho dê sinh sản, đến năm 2007 tổng đàn dê của ông đạt 50 con nhưng hiện tại trong chuồng không còn một con nào.

“Năm 2008, 30/50 con dê của tôi bỗng dưng bỏ ăn, trương phù bụng rồi lăn ra chết, thiệt hại hơn 30 triệu đồng. Sau thất bại đó, tôi cũng bán hết số dê còn lại, không nuôi nữa”, ông Hùng chua xót nhớ lại.

Theo phán đoán của trưởng thôn Hùng, sở dĩ đàn gia súc, gia cầm của ông cũng như người dân trong thôn chết là do chăn thả trên khu vực núi gần Cty Thanh Thái nên uống phải nguồn nước bị ngấm thuốc trừ sâu!

Cùng chung cảnh ngộ, hộ ông Nguyễn Văn Phượng gần như trắng tay sau khi đầu tư hàng trăm triệu đồng xây dựng trang trại chăn nuôi tổng hợp nuôi dê, vịt, cá.

Ông Phượng cho hay: Năm 2007 gia đình ông thầu khu đất nằm trong khu vực núi đá, cách Cty Thanh Thái khoảng hơn 1km chăn nuôi 80 con dê; gần 300 con vịt đẻ, vịt thương phẩm; 0,5 ha ao cá nhưng năm nào cũng như năm nào đàn dê chết dần chết mòn theo thời gian. Thậm chí năm 2009, 50 con dê bỗng dưng nổi mẩn đỏ, bỏ ăn rồi mù mắt và chết hàng loạt.

“Tổng thiệt hại thời điểm đó phải đến hơn 100 triệu đồng. Với nông dân chúng tôi đó là cả gia tài lớn. Tôi vẫn kiên trì bám chuồng trại nhưng từ đầu năm 2013 đến nay số dê còn lại (hơn 20 con) vẫn tiếp tục chết. Riêng ao cá, tôi phải lấp đất để trồng mía vì lứa cá nào thả xuống cũng chết trắng ao”, ông Phượng đau xót.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

ABIC Kiên Giang chi trả gần 700 triệu đồng cho khách hàng

Cà Mau Ngày 25/4, ABIC Kiên Giang phối hợp với Agribank Cà Mau chi trả bảo hiểm Bảo an tín dụng cho gia đình 3 khách hàng không may gặp rủi ro khi lao động sản xuất.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm