| Hotline: 0983.970.780

Hàng thủ công mỹ nghệ sang Nhật

Thứ Sáu 11/01/2013 , 10:05 (GMT+7)

Như vậy là gần một nửa trong tổng số 60 nghìn sản phẩm thủ công mỹ nghệ, chủ yếu giỏ đựng hàng bằng mây tre đan của HTX Chế biến kinh doanh hàng XK Bảo Trung (Đà Nẵng) đã xuống tàu sang Nhật Bản.

Như vậy là gần một nửa trong tổng số 60 nghìn sản phẩm thủ công mỹ nghệ, chủ yếu giỏ đựng hàng bằng mây tre đan của HTX Chế biến kinh doanh hàng XK Bảo Trung (Đà Nẵng) đã xuống tàu sang Nhật Bản.

Theo Ông Hà Tấn Vĩnh, Phó chủ nhiệm HTX, đối tác Nhật Bản rất hài lòng về chất lượng 2 lô hàng đã xuất này. Đây là các sản phẩm được làm ra từ máy móc chuyên dụng hiện đại và bàn tay tài hoa của những người thợ chuyên nghiệp. Nguyên liệu đưa vào sản xuất là loại song, mây ở rừng Quảng Nam - Đà Nẵng đã qua hấp sấy, chế biến rất cẩn thận. Các lô hàng vừa chuyển đi thuộc hợp đồng XK trị giá 370 nghìn USD, HTX ký với đối tác Nhật Bản từ hồi đầu năm. Nhiều khả năng, sau khi hợp đồng này hoàn thành, HTX sẽ tiếp tục ký kết các hợp đồng tương tự. Ở đất nước mặt trời mọc, hàng mây tre đan mỹ nghệ chất lượng cao của nước ta rất được ưa chuộng.

Trong đội hình kinh tế tập thể của thành phố Đà Nẵng, HTX Chế biến kinh doanh hàng XK Bảo Trung thuộc diện sinh sau đẻ muộn, mãi năm 1999 mới thành lập. Tuy vậy, với sự đầu tư rất cơ bản và hướng đi hợp lý, HTX đã sớm khẳng định vị thế hơn hẳn so nhiều HTX có thâm niên 25 - 30 năm. Trong khi các HTX cùng lĩnh vực luôn gặp khó khăn về đầu ra sản phẩm, sản xuất cầm chừng, phải XK qua trung gian thì HTX Bảo Trung đã xuất trực tiếp sang thị trường Nhật Bản số lượng lớn.

Nói về bí quyết để sản phẩm của HTX không cần qua trung gian có mặt trên thị trường Nhật Bản, ông Hà Tấn Vĩnh bật mí: Khách hàng nước Đông Á này nổi tiếng là khó tính trong kiểm định chất lượng sản phẩm. Hàng hóa họ cần là những thứ không chỉ mẫu mã đẹp mà phải tinh xảo trong kết cấu. Để có hợp đồng kinh tế trị giá hàng trăm nghìn USD này không hề đơn giản. Bên cạnh mối quan hệ quen biết từ trước, HTX đã đáp ứng yêu cầu khá khắt khe của đối tác. Đó là quy mô nhà xưởng, thiết bị máy móc, công nghệ hấp sấy chế biến, trình độ tay nghề của công nhân, năng lực sản xuất, chất lượng nguyên liệu đầu vào đều thỏa mãn yêu cầu họ đặt ra. Trước khi ký hợp đồng, các chuyên gia Nhật Bản đã nhiều lần đến HTX tìm hiểu và thẩm định rất chu đáo. Để có cơ ngơi và năng lực đối tác chấp nhận ký kết làm ăn lâu dài, HTX đã đầu tư 4 - 5 tỷ đồng nâng cấp nhà xưởng, lắp đặt máy móc trang thiết bị, đào tạo nghề cho người lao động. Cụ thể 2500 m2 nhà xưởng, 3000 m2 sân phơi đúc bê tông gần như phải làm lại toàn bộ. Khu văn phòng và là trung tâm điều hành 400 m2 được lắp đặt nhiều thiết bị hiện đại.

Cùng theo đó các máy móc chuyên dụng triển khai trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, các lò hấp, sấy công suất lớn… Đặc biệt, đội ngũ công nhân lành nghề phải dày công đào tạo mới có. Chỉ tính riêng việc đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ chất lượng cao bằng mây tre đan, HTX đã đầu tư gần 1 tỷ đồng. Những người thuộc hộ nghèo, hoặc tàn tật, mỗi ngày đi học nghề HTX hỗ trợ 50 nghìn đồng, các đối tượng khác 30 nghìn đồng. Đến nay, ngoài cơ sở chính sát quốc lộ 14 B, thuộc địa bàn thôn Thạch Nham Đông, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, HTX đã xây dựng thành công 5 cơ sở vệ tinh tại một số địa phương ở tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.

Không chỉ tạo bước đột phá trong XK hàng thủ công mỹ nghệ chất lượng cao, HTX Chế biến kinh doanh hàng XK Bảo Trung còn là đơn vị tiên phong trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Từ đầu năm 2012 đến nay, HTX đã đào tạo nghề và tạo việc làm ổn định cho gần 500 lao động nông thôn. Hầu hết trong số họ thu nhập được cải thiện kể từ ngày vào làm tại HTX. Các cô Nguyễn Thị A, thôn Phước Hưng; Huỳnh thị Duyên, thôn Hòa Khương Tây đều thuộc xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, nhân viên kiểm định hàng của HTX có chung tâm sự: "Trước đây, làm nông vất vả mà thu nhập chẳng ăn thua. 5 tháng nay làm việc ở HTX, với nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm, công việc không có gì là vất vả mà thu nhập cao, mỗi tháng 2,2 - 2,5 triệu đồng. So với số bạn bè làm công nhân ở Khu công nghiệp Hòa Cầm, làm việc ở HTX đỡ vất vả hơn, không bị ô nhiễm, không phải tăng ca mà thu nhập không thua kém. Chỉ mong HTX có nhiều đơn hàng để người lao động có việc làm ổn định lâu dài…".

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm