| Hotline: 0983.970.780

Đưa sâm Việt Nam thành ngành kinh tế giá trị cao

Thứ Sáu 15/11/2024 , 16:41 (GMT+7)

Sâm Việt Nam có chất lượng tốt nhất thế giới, nhưng để ngành sâm thành ngành kinh tế giá trị cao như mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra, còn nhiều việc phải làm.

Sâm Việt Nam có giá trị kinh tế cao.

Sâm Việt Nam có giá trị kinh tế cao.

Tại Hội thảo "Chung tay vì sự phát triển sâm quốc bảo", do Báo Thanh Niên phối hợp Ngân hàng Quân đội (MB Bank) tổ chức sáng ngày 15/11, nhà báo Lâm Hiếu Dũng, Phó Tổng biên tập Báo Thanh Niên, chia sẻ, Việt Nam được thiên nhiên ban tặng cho hai loại sâm được Chính phủ xác định là "quốc bảo" đó là sâm Ngọc Linhsâm Lai Châu, và gọi chung là sâm Việt Nam.

Chia sẻ tại hội thảo, các chuyên gia về dược liệu đều khẳng định sâm Việt Nam là loại sâm tốt nhất thế giới với hàm lượng saponin vượt trội so với sâm của các nước khác.

Để phát huy tiềm năng to lớn của sâm Việt Nam, ngày 1/6/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 611/QĐ-TTg về "Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045". Mục tiêu của Chương trình là xây dựng và phát triển sâm Việt Nam thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, đến nay, việc phát triển sâm Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, bất cập, trong đó có việc thuê môi trường rừng.

Ông Phạm Hồng Lượng, Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT), cho biết, mặc dù Quyết định 611 của Thủ tướng đã nêu ra nhiều nhiệm vụ cụ thể để phát triển sâm Việt Nam, nhưng thực tế việc triển khai còn nhiều khó khăn, nhất là vướng mắc việc thuê môi trường rừng để phát triển dược liệu. Hiện nay, Bộ NN-PTNT đang tham mưu xây dựng các cơ sở pháp lý, qua đó hướng tới hỗ trợ địa phương trong định hướng phát triển và huy động sự tham gia của người dân, doanh nghiệp.

Hội thảo 'Chung tay vì sự phát triển sâm quốc bảo'. 

Hội thảo "Chung tay vì sự phát triển sâm quốc bảo". 

Để phát triển sâm Việt Nam thành ngành kinh tế có giá trị cao, TS Phạm Hà Thanh Tùng, Viện Nghiên cứu Sâm và Dược liệu Việt Nam, chia sẻ, bài học phát triển thành công ngành trồng sâm của Hàn Quốc là họ không nói sâm vùng này hay vùng kia tốt hơn, mà tập trung quảng bá về giống sâm vượt trội. Đến nay, tổng giá trị thị trường sâm của Hàn Quốc đạt 1,7 tỉ USD, trong đó hồng sâm đóng góp 89%.

TS Tùng cho biết, sâm Việt Nam đang có một lợi thế là hiệu suất chiết tinh chất M2 đạt 3,1%. Đây là hiệu suất lý tưởng để chế biến các sản phẩm thương mại hóa từ sâm Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Đức Lực, Chủ tịch Hội sâm Ngọc Linh Quảng Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Sâm Sâm, để phát triển sâm bền vững, cần có viện nghiên cứu chuyên về sâm, qua đó tạo ra những giống sâm tốt để bà con đủ niềm tin trồng và phát triển.
Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cũng cho rằng, việc nghiên cứu và phát triển các giống sâm mới, có hàm lượng saponin cao và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, sẽ góp phần quan trọng nhằm nâng cao chất lượng và giá trị kinh tế của sâm Việt Nam.

Việc chung tay phát huy giá trị chung của sâm Việt Nam cũng là yếu tố quan trọng để phát triển ngành sâm. Ông Nguyễn Trọng Lịch, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Lai Châu, chia sẻ, các địa phương phải có tinh thần học tập, chung tay phát triển, không nên nói sâm vùng nào tốt hơn mà chỉ có sâm Việt Nam chất lượng tốt.

Xem thêm
Xuất khẩu chè của Việt Nam 10 tháng tăng cả về khối lượng và giá trị

Tính chung 10 tháng năm 2024, xuất khẩu chè của Việt Nam đạt hơn 120 nghìn tấn, trị giá gần 212 triệu USD.

Xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y

Bộ NN-PTNT thông báo xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y thuộc Bộ, như sau:

Bức tranh tài chính khả quan của GELEX

5 năm gần đây, GELEX chưa có báo lỗ, quy mô của GELEX được gia tăng mạnh mẽ, trở thành 1 trong 30 công ty có doanh thu lớn nhất trên sàn chứng khoán.

Độ nóng bất ngờ của căn phòng 3 ngủ tại Hanoi Melody Residences

Căn hộ 3 phòng ngủ (có diện tích từ 95-145m2) tại Hanoi Melody Residences đang được khách hàng rất quan tâm xuống tiền ngay giữa bối cảnh giá thị trường chung không ngừng gia tăng.