| Hotline: 0983.970.780

Vụ tôm càng xanh kém vui

Thứ Ba 12/03/2013 , 11:02 (GMT+7)

Vệc tiêu thụ không dễ dàng như các năm trước, chỉ có một vài thương lái trong và ngoài tỉnh đến thu mua với giá giảm từ 40.000 - 50.000đ/kg so cùng kỳ năm trước.

Vụ nuôi tôm gần đây, toàn huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã có 122 hộ nuôi tôm trên ruộng, với tổng diện tích 752,8 ha (giảm 55,2 ha so năm trước). Đến nay, hầu hết các hộ nuôi đã cơ bản thu hoạch dứt điểm, đạt tổng sản lượng hơn 903 tấn tôm càng xanh thương phẩm. Trong đó, có trên 560 tấn tôm thịt và 343 tấn tôm trứng.

Theo đánh giá của các ngành chức năng: Vụ nuôi tôm càng xanh vừa qua, nông dân trong huyện gặp khó khăn, giá thành sản xuất 1kg tôm thương phẩm tương đương 166.000 đồng, tăng cao hơn so năm trước; tiến độ thu hoạch tôm chậm hơn 1,5 tháng, vì tiêu thụ không dễ dàng như các năm trước; chỉ có một vài thương lái trong và ngoài tỉnh đến thu mua tôm với giá giảm hơn từ 40.000 - 50.000đ/kg so cùng kỳ năm trước…

Từ đó, đã có trên 80 hộ nuôi tôm bị thua lỗ, 20 hộ nuôi hòa vốn hoặc lợi nhuận không cao! Kỹ sư Nguyễn Sỹ Khánh - Trưởng Trạm Thủy sản huyện Tam Nông phân tích: “Nguyên nhân các hộ nuôi tôm bị thua lỗ chủ yếu là do người nuôi chọn con giống không rõ ràng, chất lượng tôm kém, tỷ lệ tôm sống khi ương nuôi thấp, tôm càng sào nhiều, thời gian nuôi kéo dài, tôm bị hao hụt nhiều, năng suất giảm…


Kiểm tra chất lượng tôm

Mặc dù vậy, các nhà khoa học và nhiều người nuôi tôm ở huyện Tam Nông đều tự tin khẳng định: Việc nuôi tôm càng xanh trên ruộng mùa lũ ở huyện Tam Nông hết sức khả quan, triển vọng khai thác tiềm năng về mặt nước trong mùa lũ là rất lớn, đưa vòng quay của đất lên từ 2 đến 3 lần/năm, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân.

Theo ông Nguyễn Sỹ Khánh: Vụ nuôi tôm năm 2013, huyện Tam Nông sẽ phấn đấu mở rộng diện tích mặt ruộng nuôi tôm càng xanh lên 1.000ha; dự kiến sản lượng đạt 1.700 tấn. Trong đó, có 50% sản lượng tôm đạt tiêu chuẩn XK. Trạm sẽ tiếp tục chuyển giao tiến bộ KHKT và công nghệ cho người nuôi; đồng thời, phối hợp với Chi cục Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông và Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp triển khai mô hình vùng nuôi an toàn theo tiêu chuẩn GMP, GAP để làm tiền đề cho việc cấp giấy chứng nhận sản phẩm an toàn; thực hiện thí điểm mô hình 120 ha nuôi tôm theo quy trình kỹ thuật 1 vụ lúa, 1 vụ nuôi tôm theo hướng VietGap tại Cù lao Chim, xã Phú Thành B và nhân rộng trong những năm sau.

Huyện Tam Nông đang tăng cường giữ vững và mở rộng vùng nguyên liệu theo hướng tập trung sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm tôm chất lượng sạch, ổn định và bền vững, đáp ứng nhu cầu chủ yếu cho thị trường XK. Huyện cũng sẽ tăng cường đầu tư vốn để thi công sớm các công trình bờ bao, cống-bọng, hạ thế điện… đồng thời, củng cố và nâng cao năng lực HTX tôm càng xanh Phú Long để phát huy hiệu quả làm đầu mối trong quản lý-tổ chức sản xuất, dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm cho xã viên; tranh thủ sự hỗ trợ vốn đầu tư của tỉnh, huyện và tổ chức thi công hoàn thiện sớm các công trình hạ tầng, bờ bao, cống, lưới điện...

Kỹ sư Nguyễn Sỹ Khánh - Trưởng Trạm Thủy sản huyện Tam Nông: "Chi phí thức ăn và thuốc thú y-thủy sản cho tôm cao, người nuôi chưa áp dụng tốt kỹ thuật; việc sử dụng thức ăn, thuốc thú-y thuỷ sản, quản lý môi trường vuông nuôi còn hạn chế; mật độ thả tôm giống dầy, nước lũ về trễ và thấp; khâu quản lý không chặt chẽ, quá trình nuôi một số hộ không tỉa thưa tôm trứng nên dẫn đến năng suất kém, tỷ lệ tôm đạt kích cỡ thấp”

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm