| Hotline: 0983.970.780

Thứ Sáu 12/10/2012 , 09:49 (GMT+7)

09:49 - 12/10/2012

Phân biệt hay không phân biệt?

Có hai chuyện đang khiến mọi người bàn tán về "phân biệt đối xử" là chuyện cấm đám cưới quá đông và việc một số DN tỉnh Bình Dương cấm tuyển dụng người quê ở khu 4 cũ.

Có hai chuyện cùng xảy ra được dư luận bàn tán ở khía cạnh "phân biệt đối xử" là chuyện Thành ủy Hà Nội ra Chỉ thị cấm đám cưới quá đông ở nhà hàng quá sang trọng và việc một số DN tỉnh Bình Dương cấm tuyển dụng người quê ở khu 4 cũ (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh).

Sở dĩ dư luận bàn tán vì cái chuyện ngăn sông cấm chợ, phép vua thua lệ làng, phân biệt đối xử đến mức kỳ thị gần đây tự dưng xuất hiện nhiều trở lại. Dĩ nhiên để đưa ra một rào cản hay lệ riêng, bao giờ người ta cũng đầy lý lẽ biện minh với các căn cứ "đặc thù" hay "lợi ích chung" mà thực chất của một nhóm người.

Vì thế dĩ nhiên dư luận sẽ dị ứng, sẽ "ném đá" bất cứ rào cản nào để đòi cho được quyền tự do bình đẳng việc thực thi quyền công dân (như quyền được lao động, quyền được... tổ chức cưới) như bản chất nhà nước ta của dân, do dân và vì dân. Thế nhưng có những sự phân biệt cần được ủng hộ, như việc cấm cán bộ công chức xa hoa, lợi dụng việc cưới để "làm dịch vụ".

Vì thế dễ đồng cảm với phát ngôn của Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội chiều 9/10 rằng: "Chỉ thị này nhằm vào đối tượng đầu tiên là các đảng viên, vì đã đứng trong hàng ngũ của Đảng phải tiên phong gương mẫu trong việc thực hiện nếp sống văn minh". Vì thế Hà Nội đã yêu cầu cán bộ đảng viên trước hết phải thực hiện nghiêm túc chỉ thị này và tới đây trong đánh giá, bổ nhiệm và phân loại cán bộ cũng xét đến việc thực hiện chỉ thị.

Cho nên điều đáng nói không phải ở việc cấm hay không mà là có khả thi (hay việc giám sát có thực chất không), khi mà nhiều địa phương quy định việc tổ chức cưới hỏi còn khắt khe hơn cả Hà Nội. Ví dụ Hà Tĩnh quy định cấm đám cưới vào buổi trưa. Và buổi trưa tuyệt nhiên không được uống rượu bia, hoặc Bình Dương cấm viếng đám tang bằng vòng hoa...

Tuy nhiên với việc phân biệt đối xử với người lao động từ yếu tố quê gốc lại khác, bởi những người lao động tay chân, vốn là những người nghèo mang sức lao động đi bán, cần phải tạo nên một môi trường, thị trường bình đẳng cạnh tranh cho họ.

Việc quản lý, giám sát thực thi kỷ luật lao động là tài năng và mức đầu tư của chủ DN, nó chẳng liên quan gì đến yếu tố quê gốc của người lao động để rồi tùy tiện mang yếu tố đó ra chặn con đường mưu sinh của những công dân tự do trong một quốc gia độc lập. Do đó phân biệt hay không phân biệt là phải xét các đối tượng bị tác động, chứ không nên cực đoan cái gì cũng tự do hoặc cái gì cũng phân biệt!

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm