| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 08/01/2013 , 09:24 (GMT+7)

09:24 - 08/01/2013

Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”

Thực trạng hàng chục nghìn con trâu bò, dê, ngựa chết vì giá rét mỗi năm cho thấy việc thực hiện các biện pháp bảo vệ chưa tới nơi tới chốn và kém hiệu quả.

Thời tiết ở các tỉnh miền Bắc liên tục xuống thấp, nhiều nơi rét đậm rét hại trong nhiều ngày, kéo theo đó là nguy cơ hàng chục nghìn con gia súc, gia cầm có thể bị chết do rét buốt và thiếu thức ăn.

Mùa đông 2011 - 2012, cái rét cắt da cắt thịt ở các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là các tỉnh vùng cao, đã khiến các hộ gia đình nông dân khu vực này mất tới hơn 50.000 gia súc (trâu, bò, ngựa, dê), gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng và giảm năng suất lao động nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu được các cơ quan chức năng địa phương xác định là do các hộ gia đình quá chủ quan trong việc bảo vệ đàn gia súc, thiếu quan tâm đến việc làm chuồng trại kín gió và không chuẩn bị đủ thức ăn dự trữ trong những ngày thời tiết khắc nghiệt.

Năm nay, mùa đông đã chính thức bao phủ các tỉnh miền Bắc được hơn một tháng. Nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng đã xuống dưới 10 oC. Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nền nhiệt độ còn xuống sát ngưỡng 0 oC, một số nơi ở miền núi phía Bắc đã xuất hiện băng tuyết… Dự báo tiếp tục có không khí lạnh tăng cường và nền nhiệt độ ở các tỉnh miền Bắc tiếp tục duy trì mức rét đậm, rét hại trong nhiều ngày tới.


Người dân đem trâu bò chết vì rét đi bán

Điều đáng mừng là tính tới thời điểm hiện tại, chưa có tỉnh, thành nào báo cáo về hiện tượng gia súc chết vì không chống chọi được giá rét và thiếu thức ăn như những năm trước. Tuy nhiên, với diễn biến thời tiết khắc nghiệt như hiện nay thì nguy cơ gia súc chết rét tái diễn cũng là một mối lo không hề nhỏ của ngành nông nghiệp.

Thông thường, vào đầu mùa rét, các cơ quan chức năng Bộ Nông nghiệp và PTNT đều có chỉ đạo, yêu cầu các địa phương có biện pháp bảo vệ đàn gia súc. Tuy nhiên, thực trạng hàng chục nghìn con trâu bò, dê, ngựa chết vì giá rét mỗi năm cho thấy việc thực hiện các biện pháp bảo vệ này chưa tới nơi tới chốn và kém hiệu quả. Một số sở ban ngành địa phương còn đổ lỗi cho người dân thiếu trách nhiệm với đàn gia súc của mình. Thế nhưng, thực tế thì chính những người chăn nuôi là người đau xót nhất khi nhìn đàn gia súc của mình chết rét mà không có cách nào cứu vãn. Đối với nhiều hộ nông dân, đàn gia súc là tài sản lớn nhất của họ. Có khi đó còn là toàn bộ gia tài của một đại gia đình với hàng chục thành viên. Khi đàn gia súc chết vì đói rét cũng đồng nghĩa với việc họ bỗng chốc trắng tay, thậm chí là nợ nần chồng chất vì nhiều hộ phải vay mượn để mua gia súc phục vụ công việc nhà nông và mong kiếm đủ lãi trả nợ.

Bởi thế, thay vì đổ lỗi cho các hộ gia đình nông dân, các cơ quan chức năng của các Bộ, ngành, địa phương nên đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hướng dẫn cụ thể bà con nông dân cách chống rét cho đàn gia súc, tránh trường hợp “mất bò mới lo làm chuồng” như đã từng diễn ra!

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm