| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 28/02/2013 , 10:35 (GMT+7)

10:35 - 28/02/2013

Cái bắt tay của những ông lớn

Vậy là sau nhiều năm mâu thuẫn về lợi ích kinh tế, ba tập đoàn năng lượng lớn nhất Việt Nam là Điện, Than, Dầu khí đã cùng ký kết bản thỏa thuận hợp tác chiến lược.

Vậy là sau nhiều năm mâu thuẫn về lợi ích kinh tế, ba tập đoàn năng lượng lớn nhất Việt Nam là Điện, Than, Dầu khí đã cùng ký kết bản thỏa thuận hợp tác chiến lược.

Theo đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sẽ triển khai hợp tác trên 6 lĩnh vực, bao gồm: quy hoạch phát triển ngành; thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các dự án nguồn điện; đầu tư khai thác và vận chuyển than trong nước và ở nước ngoài; vận hành các nhà máy điện; sử dụng các dịch vụ và lĩnh vực truyền thông.

Ba ông lớn ngành năng lượng vốn có nhiều năm mâu thuẫn về lợi ích kinh tế khi thị trường điện – than – dầu khí có liên hệ mật tiếp với nhau trong khi bên nào cũng muốn giành lợi nhuận cao nhất. Mỗi lần tăng giá điện, EVN thường “đổ lỗi” tại TKV tăng giá bán than, tại PVN tăng giá bán khí hoặc tại cả TKV lẫn PVN tăng giá bán điện đầu vào. Trong khi đó, TKV cũng không ít lần cáo buộc EVN mua than với giá thấp hơn giá thị trường khiến tập đoàn này thua lỗ nhiều nghìn tỷ đồng và yêu cầu xác định lại giá bán than cho điện. Còn việc EVN và PVN bất hợp tác với nhau cũng đã diễn không ít lần, dẫn đến tình trạng thiếu điện cục bộ tại một số địa phương. Mối bất hòa này còn căng thẳng đến mức Bộ Công thương buộc phải có văn bản “xoa dịu” hai bên.


Ảnh minh họa

Bởi thế, việc ba ông lớn bất ngờ dẹp bỏ bất hòa và bắt tay hợp tác với nhau là một động thái đáng chú ý.

Xét trên góc độ tích cực thì việc Điện, Than, Dầu khí hợp tác chiến lược có thể là bước tiến quan trọng của ngành năng lượng nước nhà, giúp cải thiện tình trạng cung cấp điện vốn được đánh giá là còn rối rắm, tăng tính thống nhất cho thị trường quan trọng này và giảm thiểu nguy cơ thiếu điện trong mùa cao điểm. Khi đó, người dân và các doanh nghiệp sẽ là những người được hưởng lợi lớn nhất bởi họ không còn phải đối mặt với tình trạng mua điện giá cao nhưng vẫn thiếu điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt trong các mùa cao điểm.

Những mục tiêu trên là hoàn toàn khả thi vì sự mâu thuẫn về lợi ích kinh tế cũng như sự thiếu hợp tác giữa ba bên được coi là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng điện “lúc thừa, lúc thiếu”.

Trong khi đó, nếu đánh giá quyết định kể trên bằng cái nhìn tiêu cực thì việc ba ông lớn ngành năng lượng cùng “quy về một mối” có thể sẽ dẫn đến nguy cơ lũng đoạn thị trường điện năng, tăng giá bất hợp lý khiến người dân và doanh nghiệp phải mua điện với giá cao ngất ngưởng. Khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra bởi ba tập đoàn này gần như kiểm soát toàn bộ thị trường điện năng Việt Nam, người dân cũng như doanh nghiệp không còn bất kỳ lựa chọn nào khác nếu muốn có điện để phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

Hơn nữa, EVN, tập đoàn giữ vai trò điều phối thị trường điện đã được trao quyền tự quyết định tăng giá điện ở mức độ 5%/lần. Bên cạnh đó, cách thức “tận dụng” quyền tự quyết của EVN cũng khiến người dân lo ngại bởi chỉ trong vòng chưa đầy 6 tháng kể từ khi được trao quyền, tập đoàn này đã tăng giá điện đến 2 lần và lần nào cũng tăng “kịch trần” trong phạm vi cho phép. Lãnh đạo tập đoàn này cũng nổi tiếng vì... thường xuyên thất hứa. Còn nhớ, quyết định tăng giá điện lần thứ 2 của năm 2012 (ngày 21/12) được công bố chỉ ít ngày sau khi một lãnh đạo cấp cao của tập đoàn này hứa hẹn “chưa tăng giá trong thời gian tới”.

Bởi thế, chẳng có gì dám chắc rằng các ông lớn sẽ không lặp lại những “chiêu trò” để tăng giá điện sau khi ký kết văn bản hợp tác với nhau, đặc biệt là khi cả EVN, PVN lẫn TKV đều đang kêu lỗ.

Vậy là, cái bắt tay của ba ông lớn ngành năng lượng đang tiềm ẩn cả rủi ro lẫn cơ hội cho người dân, doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó, không ít người có thể sẽ nghiêng về phương án “rủi ro” nhiều hơn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm