| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 18/03/2013 , 08:52 (GMT+7)

08:52 - 18/03/2013

Mặt hàng minh bạch nhất?

Ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), cho rằng giá xăng dầu là minh bạch nhất trong tất cả các mặt hàng hiện nay.

Ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), cho rằng giá xăng dầu là minh bạch nhất trong tất cả các mặt hàng hiện nay.

Tuyên bố trên được ông Bảo đưa ra trong cuộc họp báo thành lập Hiệp hội Xăng dầu hồi tuần trước. Cùng với khẳng định chắc như bắp này, ông chủ tịch Petrolimex cũng không quên lý giải thêm rằng: Giá cả xăng dầu ở Việt Nam, từ lâu được thực hiện theo các quy định, nghị định và quyết định của Chính phủ. Sở dĩ dư luận hay đặt câu hỏi minh bạch về giá xăng dầu là do giá trong nước phải phụ thuộc vào giá thế giới, một thứ không hề minh bạch. Trong quá trình hội nhập, xăng dầu trong nước phải mua theo giá thế giới và Việt Nam “phải chấp nhận cuộc chơi quốc tế”.

Tuyên bố trên của ông Bảo được hàng chục tờ báo lớn nhỏ đăng tải rộng rãi khiến bạn đọc và người dân cả nước giật mình vì đã trót nghi ngờ sự không minh bạch của mặt hàng này suốt một thời gian dài.

Người dân không giật mình sao được khi hành động, thái độ của các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này lại chẳng “minh bạch” chút nào. Cứ mỗi khi giá xăng dầu thế giới rục rịch tăng vài USD/thùng thì các doanh nghiệp xăng dầu lại vội vàng hô lớn điệp khúc “lỗ, xin tăng giá, tăng trích quỹ bình ổn”.


Ảnh minh họa

Thế nhưng, khi giá dầu thế giới giảm đến cả chục USD/thùng các doanh nghiệp này lại “án binh bất động”, nhất quyết không giảm giá cho người tiêu dùng suốt một thời gian dài. Chỉ đến khi dư luận xã hội bày tỏ sự bất bình và phản ứng cao độ các doanh nghiệp đầu mối mới ngậm ngùi giảm nhỏ giọt 500 đồng – 1.000 đồng/lít trong khi mức tăng giá có khi lên tới 2.100 đồng/lít.

Người dân cũng giật mình vì “sự minh bạch” của giá xăng dầu khi mà thị trường này đang được vận hành gần như độc quyền dưới tay ông lớn Petrolimex, doanh nghiệp chiếm hơn 60% thị phần xăng dầu nước nhà và toàn quyền quyết định giá bán lẻ.

Các doanh nghiệp xăng dầu nhỏ hơn chỉ có duy nhất một cách lựa chọn là đồng ý với các quyết định của Petrolimex nếu còn muốn tiếp tục giữ thị phần vốn đã nhỏ của mình. Giờ đây, khi Hiệp hội Xăng dầu được thành lập và Petrolimex trở thành lãnh đạo công khai thì sự chi phối của Petrolimex đối với thị trường xăng dầu chắc chắn sẽ tiếp tục được củng cố.

“Sự minh bạch” đáng ngờ vực của giá xăng dầu còn được thể hiện ở những tuyên bố của lãnh đạo một số doanh nghiệp xăng dầu khi cho rằng cần phải “tăng giá xăng dầu để chống buôn lậu” mặt hàng này qua biên giới. Thực chất, đây chỉ là một “chiêu bài” mới lạ của các doanh nghiệp này khi điệp khúc “lỗ, tăng giá, vẫn lỗ” đã trở nên nhàm chán và không hiệu quả.

Như vậy, rõ ràng là người dân hoàn toàn có đủ lý do để nghi ngờ sự “minh bạch” của giá xăng dầu như lời tuyên bố của ông Chủ tịch Petrolimex và sự vận hành của các doanh nghiệp xăng dầu.

Không những thế, mối nghi ngờ của người dân giờ lại tiếp tục tăng sau khi Hiệp hội xăng dầu ra đời. Thực chất, việc các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành nghề tập hợp lại với nhau, tổ chức thành một Hiệp hội để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình là điều đúng đắn và diễn ra hết sức phổ biến trên thế giới.

Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường xăng dầu trong nước đang được vận hành gần như độc quyền và vấp phải nhiều tai tiếng vì sự không minh bạch thì việc thành lập một hiệp hội như thế này có thể sẽ biến tướng thành tổ chức “bảo kê” cho các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ thoải mái nâng giá bán lẻ xăng dầu còn người dân thấp cổ bé họng sẽ thiệt đủ đường.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm