| Hotline: 0983.970.780

Thiếu dịch giả, thừa… người dịch

Thứ Ba 14/08/2012 , 10:30 (GMT+7)

Chất lượng dịch thuật muốn thay đổi thì phải có trường đào tạo dịch thuật chứ không phải chỉ trông chờ vào những sinh viên biết ngoại ngữ như hiện nay...

Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, cho rằng, thực tế đang diễn ra nghịch lý, các cơ quan quản lý văn hóa không có định hướng, mà hiện nay công việc dịch sách là của các doanh nghiệp, thấy sách nào ăn khách thì họ dịch và tung ra thị trường.

Nhìn vào thị trường sách Việt Nam có thể thấy sách dịch chiếm 70-80%. Tuy nhiên, sự ồ ạt đầu tư vào xuất bản sách dịch cũng bộc lộ sự non kém trong khâu dịch thuật khiến nhiều bản dịch trở thành "thảm họa".

Với một tác phẩm best-seller vừa ra mắt ở Mỹ hay Trung Quốc thì một thời gian rất ngắn sau đã được chuyển ngữ và xuất hiện trên thị trường sách Việt. Cuộc đua kiếm lợi nhuận này của các NXB đem lại những bản dịch đầy sạn. Nhiều tác phẩm dịch không phải do các dịch giả thực hiện mà do các sinh viên biết ngoại ngữ. Cách làm này đã khiến cho chất lượng văn học đích thực của các tác phẩm nhập ngoại bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đồng thời đem đến sự thiệt thòi cho bạn đọc trong nước.


Sách dịch chiếm tỷ lệ cao trong thị trường sách

Lại nhớ thời trước, chúng ta có những dòng văn học nước ngoài được lập thành hệ thống và được định hướng đầy đủ, như văn học Nga và văn học Pháp. Bởi vì chúng ta có hẳn một thế hệ dịch giả cùng say đắm nước Nga, tiếng Nga, văn hóa Nga và đóng góp không nhỏ trong việc dịch văn học Nga sang tiếng Việt, như: Thúy Toàn, Đoàn Tử Huyến, Bằng Việt…

Ngoài giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, từ trước đến nay không có bất cứ một giải thưởng gì cho các tác phẩm văn học dịch. Ông Hữu Thỉnh cho rằng, không được tính để xét giải thưởng là một sự thiệt thòi và Hội Nhà văn sẽ kiến nghị thay đổi pháp lệnh của Nhà nước về văn học nghệ thuật. Theo đó, người đứng đầu Hội Nhà văn Việt Nam cho biết, sẽ kiến nghị đưa công trình văn học dịch vào xét Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước.

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã thẳng thắn phê bình về nền dịch thuật và văn học dịch Việt Nam: “Ba yếu tố của một nền dịch thuật là dịch, biên tập và phê bình thì chúng ta làm được mỗi dịch”. Ông Nguyên lấy ví dụ cho câu chuyện này là chi tiết “Bố em chết vì ung thư tử cung” trong bản dịch cuốn “Hạt cơ bản” để khẳng định: “Nếu có biên tập thì sẽ chẳng bao giờ xuất hiện những câu như thế trong sách. Dịch giả dù cố gắng đến mấy thì vẫn sai sót, nhưng có những sai sót lẽ ra tránh được. Các nhà xuất bản, nhà sách hiện nay không có người đọc chuẩn một bản dịch chứ đừng nói là đọc đối chiếu bản gốc”.

Chất lượng dịch thuật muốn thay đổi thì phải có trường đào tạo dịch thuật chứ không phải chỉ trông chờ vào những sinh viên biết ngoại ngữ như hiện nay. Nhà thơ Bằng Việt, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật Hà Nội, cho rằng: “Phải quan tâm hết sức đến việc bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ những người dịch cao cấp của ít nhất 6 ngoại ngữ được dùng nhiều nhất trên thế giới hiện nay là tiếng Anh, Pháp, Hoa, Nga, Tây Ban Nha, Arập". Ông cũng kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần có trách nhiệm, định hướng sách dịch hiện nay, tạo ra một quỹ để mua, thẩm định các sách cần dịch, lập nên một trung tâm tư vấn hoặc một cơ quan thẩm định về mặt dịch thuật. Nhà thơ Bằng Việt cho rằng, song song với việc dịch tác phẩm nước ngoài, chúng ta cũng cần quan tâm đến việc giới thiệu hệ thống, bài bản văn học trong nước ra nước ngoài.

Một điều bất cập nữa là, ngay chính việc đội ngũ những người sáng tác, các nhà quản lý còn chưa công nhận dịch sách văn học là lao động văn học thì khó có thể đòi hỏi người làm dịch thuật coi công việc của mình là “nhịp cầu văn hóa”. Bởi vậy, kiểu dịch “chữ ra chữ” (word by word) khiến nhiều lỗi dịch xuất hiện nhan nhản là khó tránh khỏi. Một biện pháp khả thi hơn đó là “đưa dịch thuật văn học vào trung tâm đời sống văn học”, nhà thơ Hữu Thỉnh bày tỏ ý kiến.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm