| Hotline: 0983.970.780

NTM làm thay đổi bộ mặt nông thôn Nam Định

Thứ Năm 06/07/2017 , 14:05 (GMT+7)

Nam Định là tỉnh duyên hải phía Nam của Đồng bằng Bắc bộ. Có bờ biển trải dài hơn 74 km. Chỉ có vài ngọn núi đá vôi, núi đất, nên địa hình bằng phẳng, rất thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

17-46-28_img_0011
Nhà thờ, nét đẹp phổ biến trên quê hương Nam Định

Nam Định còn là tỉnh có nền công nghiệp phát triển khá sớm. Một hệ thống đường bộ, đường sắt liên thông với cả nước và khu vực. Có hệ thống đường thủy phát triển với các con sông lớn của Bắc bộ như sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ…

Đó là những thế mạnh cho việc xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Nam Định. Nhưng cũng tồn tại không ít khó khăn…

Tháng 4/2016, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU về xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020, nhằm cụ thể hóa các Nghị quyết, Quyết định của Ban chấp hành Trung ương Đảng, của Quốc hội và của Chính phủ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Nghị quyết 04-NQ/TU phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của nhân dân Nam Định. Các cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị đã quyết liệt chỉ đạo, tích cực chủ động sáng tạo trong triển khai thực hiện Nghị quyết. Sau 1 năm thực hiện, bộ máy chỉ đạo và giúp việc Ban chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng NTM có nhiều chuyển biến rõ nét, tích cực. Phong trào thi đua “Chung sức xây dựng NTM” thực sự là động lực tinh thần cho toàn xã hội và đã trở thành phong trào thi đua sâu rộng trong toàn tỉnh.

17-46-28_img_0023
Xuống đồng

Đến tháng 5/2017, 10/10 huyện, TP trong tỉnh đã hoàn thành việc kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng NTM và thành lập Văn phòng điều phối NTM, Ban giám sát cộng đồng, Ban thanh tra nhân dân và các Ban phát triển thôn xóm. 100% số xã đã bố trí công chức chuyên trách về xây dựng NTM.

Về từng tiêu chí trong xây dựng NTM, Ban chỉ đạo NTM tỉnh đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc các địa phương, chấn chỉnh những thiếu sót, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các địa phương, cơ sở trong xây dựng NTM.

Với việc thực hiện bộ tiêu chí huyện NTM, trừ huyện Hải Hậu đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn huyện NTM năm 2015, kết quả tự đánh giá 9 tiêu chí huyện NTM ở 8 huyện còn lại, như sau: Huyện Nghĩa Hưng đạt 5/9 tiêu chí. Còn 4 tiêu chí chưa đạt, gồm quy hoạch, y tế - văn hóa - giáo dục, sản xuất và môi trường. Huyện Trực Ninh đạt 5/9 tiêu chí. Còn 4 tiêu chí chưa đạt, gồm quy hoạch, y tế - văn hóa - giáo dục,  môi trường và an ninh trật tự xã hội.

Huyện Giao Thủy đạt 5/9 tiêu chí, còn 4 tiêu chí chưa đạt, gồm quy hoạch, y tế - văn hóa - giáo dục, sản xuất và môi trường. Huyện Xuân Trường đạt 5/9 tiêu chí. Còn 4 tiêu chí chưa đạt, gồm quy hoạch, giao thông, y tế - văn hóa – giáo dục và môi trường. Huyện Vụ Bản, huyện Ý Yên, huyện Nam Trực và huyện Mỹ Lộc đều đạt 4/9 tiêu chí. Còn 5/9 tiêu chí chưa đạt giống nhau, gồm quy hoạch, giao thông, y tế - văn hóa – giáo dục, sản xuất và môi trường.

Như vậy thấy rằng, có 3 tiêu chí cả 8 huyện đều chưa đạt. Đó là các quy hoạch, y tế- văn hóa- giáo dục và môi trường. Chỉ có 2 tiêu chí cả 8 huyện đều đạt, là thủy lợi và chỉ đạo xây dựng NTM.

Được biết, các huyện đã phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành, tập trung các giải pháp thực hiện, hoàn thành 9 tiêu chí huyện NTM trước thời điểm đăng ký đề nghị xét công nhận huyện đạt chuẩn NTM. Dự kiến năm 2017 hoàn thành 3 tiêu chí gồm quy hoạch, thủy lợi và chỉ đạo xây dựng NTM. Năm 2018 sẽ hoàn thành 6 tiêu chí còn lại.

17-46-28_img_0017
Các KCN đang phát triển ở Nam Định

Có một thực tế rất hiển nhiên, là thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM ở Nam Định tuy đích còn ở phía trước, nhưng bộ mặt nông thôn đã có sự khởi sắc rỗ rệt. Sản xuất nông nghiệp có bước phát triển toàn diện. Nhiều nội dung tái cơ cấu nông nghiệp được ngành NN– PTNT và các địa phương, doanh nghiêp triển khai tích cực, đạt kết quả khá.

Đặc biệt đã thu hút được một số doanh nghiệp đầu tư, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp sạch và nông nghiệp hữu cơ. Điển hình như mô hình đầu tư sản xuất rau sạch của Công ty Ngọc Anh (Trực Hùng - Trực Ninh), Công ty Hải Đăng (Mỹ Thắng – Mỹ Lộc)…

Cũng đã và đang phát triển, mở rộng quy mô một số chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Ví dụ như chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ cây dược liệu tại xã Hoàng Nam (Nghĩa Hưng) của Công ty Hoa Thiên Phú và chuỗi sản xuất – tiêu thụ lúa gạo Nam Định chất lượng cao của Công ty Toàn Xuân, …

Sau 5 năm thực hiện chương trình NTM, Nam Định đã trở thành 1 trong 5 địa phương dẫn đầu cả nước về xây dựng NTM. Điều kiện sống, đi lại, học tập của vùng nông thôn thuận lợi hơn. Môi trường nông thôn cũng được cải thiện đáng kể. Các nhu cầu về điện, nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân tốt hơn. Hệ thống thông tin, truyền thông phát triển nhanh chóng, đồng bộ, tạo điều kiện cho người dân nông thôn tiếp cận tri thức mới để áp dụng vào sản xuất.

Cũng từ đó, kiến thức mới nhanh chóng đến người dân, không chỉ trong sản xuất, mà còn trong việc tìm thị trường, tiêu thụ sản phẩm, nhất là các sản phẩm nông nghiệp…

 

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Xây dựng sản phẩm OCOP vươn tầm xuất khẩu

Bắc Kạn Sau nhiều năm thực hiện chương trình OCOP, một số sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, hướng tới xuất khẩu.