| Hotline: 0983.970.780

Rùng mình công nghệ sản xuất ngô cay

Thứ Hai 24/09/2012 , 14:17 (GMT+7)

Những gói ngô cay luôn là món ăn vặt được học sinh, giới văn phòng ưa thích, đặc biệt là trong thời tiết se lạnh. Thế nhưng để tạo ra những viên ngô vàng đậm bóng bẩy, giòn tan, cay cay, ngọt ngọt là cả một công nghệ bẩn đến rùng mình.

Những gói ngô cay luôn là món ăn vặt được học sinh, giới văn phòng ưa thích, đặc biệt là trong thời tiết se lạnh. Thế nhưng để tạo ra những viên ngô vàng đậm bóng bẩy, giòn tan, cay cay, ngọt ngọt là cả một công nghệ bẩn đến rùng mình.

>> Kinh dị bò khô giá... siêu rẻ!
>> Dân ta giỏi... dùng hóa chất
>> Hóa chất trong nho Trung Quốc vượt ngưỡng 5 lần
>> Hỗn loạn ''chợ đen'' phụ gia thực phẩm
>> Rợn người mực bẩn


Mọi dụng cụ đều cáu bẩn, dơ dáy, ngô nguyên liệu được để thẳng xuống nền đất bẩn

Gọi là xưởng nhưng thực chất khu sản xuất ngô cay của nhà anh D (xã La Phù, Hoài Đức, Hà Nội) chỉ là một căn chòi dựng tạm bợ, rộng khoảng 20m2. Ngô nguyên liệu đựng trong những bao tải, xếp chồng chất ngay gần rãnh nước thải. Ngô hạt, bao tải không vương vãi hoặc chất đống ngay gần lò than. Các loại thùng phi ngâm, chiên ngô han gỉ và đen xì….

 
Ngô được luộc, đựng trong những chiếc thùng phi như thế này

Công đoạn đầu tiên của ngô cay là luộc ngô hạt khô trong các thùng phi đựng đầy nước đường hoá học.

Ngô sau khi được luộc xong sẽ được vớt ra các rổ và đặt thẳng xuống nền đất ở bất kỳ đâu, từ sân đến ngoài cổng, hứng đủ bụi đường, bụi than suốt nhiều tiếng đồng hộ.

Ngô đã ráo khô nước được trộn với ớt tươi xay từ các loại ớt xanh đỏ vàng được cho vào những thùng phi đựng mỡ có màu đen kịt với lớp mỡ vàng cáu lại nơi miệng thùng phi.

Sau khoảng 30 phút-2 tiếng, những hạt ngô vàng ruộm được vớt ra những chiếc rổ đen nhờn mỡ. Khi ngô nguội và ráo mỡ sẽ được xúc vào các túi ni-lon xếp ngay cạnh lò chiên ngô, cân theo định lượng, bỏ nhãn mác và hàn mép. Tất cả đều là tay không.



Những chiếc xô này dùng để đong ngô vào thùng?

Những chậu, rổ, vỏ bao đựng ngô, thùng phi bám muội đen kịt, được rửa qua loa và vứt khắp nơi, phơi sương nắng ngoài trời…. sẽ lại chờ 1 mẻ làm ngô chiên mới theo nhu cầu của thị trường.

(Theo DT)

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên

Chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên 2024 sẽ được tổ chức tại TP Nha Trang từ ngày 23 – 24/5.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm