| Hotline: 0983.970.780

"Thử tải" đê điều trước mùa mưa bão

Thứ Năm 12/08/2010 , 11:25 (GMT+7)

Do tác động của biến đổi khí hậu, dòng chảy và ảnh hưởng trực tiếp của lũ từ thượng nguồn sông lớn và lũ rừng ngang từ Hòa Bình đổ về nên nhiều tuyến đê trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra sự cố.

Bài 1: Đê Hà Nội báo động đỏ

Do tác động của biến đổi khí hậu, dòng chảy và ảnh hưởng trực tiếp của lũ từ thượng nguồn sông lớn và lũ rừng ngang từ Hòa Bình đổ về nên nhiều tuyến đê trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra sự cố. Tháng 8, tâm điểm mùa mưa bão, song sự an toàn của đê điều ở miền Bắc đang bị đe doạ, vi phạm trở nên phức tạp…

Sạt lở bờ sông Đáy qua huyện Ứng Hòa.

Vi phạm lỗ chỗ

Có mặt tại kè Thanh Am thuộc đê hữu Đuống (Long Biên, Hà Nội) chúng tôi thấy nhiều vết nứt nhằng nhịt như mạng nhện, muốn kéo đổ cả đoạn đê xuống sông. Theo Chi cục Đê điều-PCLB Hà Nội, ở vị trí K3+700 đến K5+120 kè Thanh Am bị thắt hẹp, chế độ dòng chảy phức tạp, nước lũ luôn áp sát thúc vào bờ gây ra tình trạng sạt lở. Đặc biệt có đoạn nứt dài gần 30m, rộng từ 0,2-0,7m ở cao trình dương 4,5m sắp sụt xuống sông Đuống. Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Xuân Hải, Trưởng phòng Quản lý Đê điều (Chi cục ĐĐ-PCLB Hà Nội) cho biết kè Thanh Am thường xuyên xảy ra các cung trượt.

Về trách nhiệm của Chi cục, ông Thịnh cho rằng Chi cục chỉ có thẩm quyền phát hiện, lập biên bản các trường hợp vi phạm và báo với chính quyền để xử lý. Do đó, nếu chính quyền thực sự vào cuộc thì mới giải quyết được vấn đề. Nếu xã, phường chưa xử lý thì Chi cục cũng chỉ biết báo cáo Sở NN-PTNT, sau đó Sở lại đề nghị huyện phối hợp giải quyết. Nếu Sở “bảo không nghe” thì phải báo cáo... UBND TP.

Tại huyện Gia Lâm, kè Sen Hồ trên đê hữu Đuống dài 342m cũng xảy ra sự cố. Vị trí sạt lở trên kè này nằm ở bờ lõi sông cong, mái kè là mái đê, dòng chảy thường xuyên thúc mạnh vào thân kè. Ở phía bờ tả, đối diện đầu kè Sen Hồ có bãi bồi tạo dòng chủ lưu thúc thẳng vào đầu kè, bào mòn chân kè. Từ năm 1979 đến nay kè Sen Hồ liên tục phát triển các sự cố nứt nẻ. Ông Hải cho biết thêm, mới đây kè Liên Trì (Đan Phượng) cũng bị sạt lở nghiêm trọng…

PGĐ Sở NN-PTNT Hà Nội Trần Thanh Nhã cho rằng, chất lượng 9 tuyến đê chống lũ thường xuyên trên sông Đà, sông Hồng, sông Đuống, sông Cầu, Cà Lồ, đê Vân Cốc dài gần 273 km của Hà Nội chưa đồng đều, còn nhiều điểm xung yếu. Cụ thể thân đê hữu Đà, khi mực nước sông báo động 2 trở lên, đoạn từ K5+900 đến K6+200 xảy ra hiện tượng thẩm lậu nước trong tại mái đê và cơ đê phần hạ lưu. Trên tuyến đê này, tại khu vực kè Khê Thượng dòng chủ lưu luôn áp sát mái kè, nơi đây lại có cống trạm bơm Sơn Đà dưới đê nên rất nguy hiểm. Năm 1971 khu vực này đã bị vỡ đê. Khi có lũ cao có thể xảy ra tình trạng sạt trượt mái đê và sự cố trạm bơm Sơn Đà.

Về đê hữu Hồng, ông Nhã cho biết khi mực nước lũ ngoài sông báo động 1 trở lên, nhiều giếng giảm áp sủi đục trong lòng giếng; nền đê tại các huyện Ba Vì, Phúc Thọ dễ xảy ra lún nứt. Đoạn đê qua huyện Thường Tín, Viện Khoa học Thuỷ lợi VN đã khảo sát phát hiện và xử lí 25 tổ mối trong thân đê. “Đáng ngại nhất trong mùa lụt bão năm nay là các vị trí dễ bị sạt trượt trên đê hữu Đuống. Hiện tại, thân tuyến đê này nhiều đoạn thiếu độ thoải cả thượng và hạ lưu, do đó các sự cố đối với thân đê vào mùa lũ rất cao. Hệ thống đê sông Đà, sông Hồng, sông Đuống đã nhiều năm không phải chống lũ lớn, đê lại khô nên tiềm ẩn nhiểu ẩn họa khó lường”.

Bắt cóc bỏ đĩa

Đê sông Hồng thuộc quận Long Biên sạt lở nghiêm trọng.
Theo thống kê của Chi cục ĐĐ-PCLB Hà Nội, trên 20 tuyến đê chính với tổng chiều dài gần 470 km của TP đang tồn tại 4.700 trường hợp vi phạm. Trong số này có đến 440 trường hợp vi phạm phát sinh từ năm 2009 đến đầu năm 2010. Chi cục trưởng Chi cục ĐĐ-PCLB Hà Nội Đỗ Đức Thịnh cho biết, các vi phạm thuộc đủ mọi kiểu...Đặc biệt vi phạm như xây nhà, đốt lò gạch trong hành lang bảo vệ đê, đào đất, hút cát lấn vào thân đê...thì không xuể!

Nếu vào thời điểm giữa năm 2009, tổng số vụ vi phạm đê điều trên toàn TP là gần 5.200 trường hợp thì đợt ra quân giải tỏa vi phạm, các địa phương mới xử lý được 446 vụ vi phạm, chưa được 10%. Hầu hết các trường hợp vi phạm tập trung ven tuyến đê Hữu Hồng, Tả Đáy, về phía Nam thành phố, gồm các huyện Ứng Hòa, Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Oai, Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Ba Vì.

Ông Thịnh cho biết điểm nóng nhất là 36 km đê Tả Đáy qua huyện Ứng Hòa, nơi tập trung đến hơn 40% tổng số vụ vi phạm toàn TP. Đây là tuyến đê trọng yếu ngăn lũ sông Đà, song đã bị xây nhà cửa kiên cố ngay trên hành lang bảo vệ đê; mặt đê thành “mặt tiền” để buôn bán. Nhiều hộ ngang nhiên xây nhà trên mái đê và cơ đê. Cũng theo ông Thịnh, tuyến đê Tả Đáy do không thường xuyên làm nhiệm vụ chống lũ nên chính quyền và người dân rất chủ quan. Mặt khác, do chu trình đóng mở cửa của công trình đập Đáy rất chậm nên khi xảy ra sự cố thì hậu quả sẽ rất lớn. “Một phần trách nhiệm thuộc về chính quyền địa phương bởi địa phương không xử lý triệt để ngay từ khi phát hiện vi phạm. Bây giờ, việc xử lý là vô cùng khó khăn”- ông Thịnh cho hay.

Mới đây Nghị định số 04/2010/NĐ-CP của Chính phủ qui định xử phạt hành chính trong lĩnh vực PCLB chính thức có hiệu lực. Thế nhưng các cơ quan chức năng ở Hà Nội vẫn buông lỏng quản lý, chưa áp dụng triệt để các chế tài xử phạt để xử lý dứt điểm vi phạm, đồng thời đùn đẩy, đổ lỗi trách nhiệm lẫn nhau. Được biết năm nào TP cũng chi một khoản tiền không nhỏ để giải tỏa vi phạm, duy tu đê điều nhưng số vi phạm trong lĩnh vực này vẫn cứ tăng. Cụ thể năm 2010, ngân sách TƯ và địa phương cấp để địa phương tu bổ đê điều khoảng 30 tỷ đồng.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm