| Hotline: 0983.970.780

Tiên Lữ tích cực giảm nghèo

Chủ Nhật 11/12/2016 , 07:20 (GMT+7)

Trong những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Tiên Lữ, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu, giúp người dân nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Trong những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Tiên Lữ, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc đã đẩy  mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các giống cây con có giá trị kinh tế cao vào nuôi trồng giúp người dân nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích.

15-14-44_nh-tm-no-luc-thot-ngheo
Người dân nỗ lực phát triển kinh tế để thoát nghèo
 

Đồng thời, xã mở ra các lớp tập huấn nâng cao kiến thức trồng trọt và chăn nuôi cho nhân dân, hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từng bước giúp người dân giảm nghèo bền vững.

Tiên Lữ là xã nằm ở phía nam của huyện lập Thạch, có diện tích đất tự nhiên là 511.06ha, với 1.132 hộ dân, 4.580 nhân khẩu. Để thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về chương trình xóa đói giảm nghèo ở địa phương, Đảng ủy xã đã chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đến các Chi bộ, đảng viên, các Hội đoàn thể trong xã biết và tổ chức thực hiện để giúp các hộ trong xã vay vốn phát huy được hiệu quả.

UBND xã đã cùng ban xóa đói giảm nghèo, các trưởng thôn tổ chức họp phân bổ giao nguồn vốn đến từng thôn để thực hiện bình xét cho vay đến các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn. Bên cạnh đó, xã còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các chủ trương chính sách của Nhà nước về các chương trình vay vốn tín dụng ưu đã đối đến từng người dân để họ nắm rõ và hiểu được mục đích, ý nghĩa của công tác giảm nghèo.

Ngoài ra, chính quyền xã còn thường xuyên mở các đợt kiểm tra, rà soát lại tỷ lệ hộ nghèo, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói ở từng gia đình, thôn xóm, từ đó chọn ra phương án giúp người dân thoát nghèo.

Anh Đào Quang Hà, Phó chủ tịch UBND xã Tiên Lữ, huyện Lập Thạch cho biết: “Để đẩy mạnh công tác giảm nghèo, Đảng ủy xã đã ra Nghị quyết chuyên đề về mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2010 - 2015 và những năm tiếp theo. UBND xã đã căn cứ vào Nghị quyết của Đảng ủy thực hiện công tác giảm nghèo làm sao có hiệu quả, đặc biệt là chính sách để giảm nghèo bền vững.

Xã đã có cơ chế chính sách là thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn để phổ biến, tuyên truyền chính sách cho người dân về công tác giảm nghèo, cũng như khuyến khích người dân chăn nuôi các mô hình trang trại và dồn ghép ruộng đất để làm sao cho các hộ nghèo thoát nghèo, không có tình trạng nghèo tái diễn xảy ra. Đồng thời tạo cơ chế chính sách hỗ trợ cho các hộ nghèo vay vốn để phát triển kinh tế, tăng thu nhập.”

Cô Trần Thị Nguyên ở thôn Minh Trụ chỉ vì 2 vợ chồng lấy nhau hơn 20 năm mà chưa có con, 2 vợ chồng cô ly dị, một mình cô ra khỏi nhà chồng. với số vốn ít ỏi khi được phân chia tài sản không đủ để mua nhà ở cô Nguyên phải đi thuê nhà ở, một mình cô phải bươn trải đi buôn bán các mặt hàng hoa quả để có thêm thu nhập. Với hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đó, cô đã được chính quyền xã và địa phương tạo điều kiện mua 1 mảnh đất nhỏ ở cạnh đồng. Đặc biệt cô còn được Hội phụ nữ xã đề nghị với Huyện hội Lập Thạch và được Hội phụ nữ huyện Lập Thạch hỗ trợ 50 triệu đồng của vốn "quỹ mái ấm tình thương" để giúp cô có nơi cư trú.

15-14-44_co-nguyen-ho-ngheo-cu-x-tien-lu
Cô Trần Thị Nguyên
 

Không chỉ quan tâm  hỗ trợ về nhà ở, đất sản xuất, chính quyền xã còn giao cho các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện việc tín chấp với các ngân hàng như: Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Ngân hàng chính sách xã hội tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với nguồn vốn vay để đầu tư vào sản xuất.

Đồng thời, thực hiện giám sát việc phát huy hiệu quả nguồn vốn vay tại địa phương, thường xuyên tuyên truyền, nhân rộng các mô hình trong phát triển kinh tế để nhân dân học tập.... Hiện nay toàn xã có 3 đơn vị nhận ủy thác vay vốn từ Ngân hàng CSXH là Hội nông dân, Hội CCB, đoàn thanh niên với 12 tổ tiết kiệm và vay vốn tại 10 thôn dân cư đã cho 708 hộ vay, với tổng số dư nợ hiện nay là 14 tỷ 373,56 triệu đồng, tăng 338,55 triệu đồng so với cùng kỳ, không có nợ quá hạn.  

Bên cạnh đó chính quyền xã còn vận động nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế, đặc biệt chú trọng tới việc đưa các loại cây trồng phù hợp với đất đai, thổ nhưỡng tại địa phương. Hiện nay nhiều hộ gia đình ở Tiên Lữ đã phát triển kinh tế trang trại kết hợp việc trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Cùng với phát triển kinh tế, cấp ủy, chính quyền thường xuyên quan tâm đến vận động nhân dân hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng địa phương gắn với xây dựng nông thôn mới, các thiết chế văn hóa được gìn giữ, an ninh trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, tỷ lệ hộ nghèo của xã hiện nay chỉ còn 1,73%, giảm 0,43% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

'Nông dân số' ở làng cổ Đường Lâm

Từ mục đích lưu giữ kỷ niệm trên Tiktok, anh Chế 'Ba Vì' dần chuyển đổi những nội dung trên kênh sang giới thiệu nông sản, bán hàng để tăng thu nhập cho gia đình.

Chương trình OCOP là 'cú hích' phát triển kinh tế vùng nông thôn

HẢI PHÒNG Chương trình OCOP và những sự hỗ trợ xung quanh như là một cú hích cực kỳ quan trọng để giúp cho nông dân nâng tầm giá trị sản phẩm của mình làm ra.