| Hotline: 0983.970.780

Tổ thu gom rác thải, cách làm hay của EaM’Nang

Thứ Ba 11/10/2016 , 13:15 (GMT+7)

Thành lập tổ thu gom rác thải sinh hoạt bảo vệ môi trường là cách làm đang được xã EaM’Nang, huyện CưM’gar (Đăk Lăk) triển khai thực hiện. 7 giờ sáng là thời điểm tổ bắt đầu hoạt động.

09-02-03_dkd20
Các thành viên thu gom rác thải sinh hoạt tại thôn 1A
 

Các thành viên trong tổ có nhiệm vụ đi đến các trục đường chính ở 5 thôn, gồm 1A, 1B, 2A, 2B và thôn 3 bằng xe công nông để thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt đến bãi tập trung của xã để xử lý. Định kỳ, một tuần 3 lần thu rác vào các ngày thứ 3, 5 và 7. Người dân có trách nhiệm bỏ rác thải sinh hoạt vào bịch, bao... và đem ra trước cổng để.

Để duy trì hoạt động của tổ, mỗi hộ dân đóng góp 15.000 đồng/tháng và hộ sản xuất kinh doanh đóng góp 20.000 đồng/tháng. Thấy được lợi ích của mô hình đem lại, đến nay sau gần 1 năm đi vào hoạt động đã có khoảng 90% hộ gia đình trên các trục đường chính đã đăng ký tham gia.

Vừa cùng các thành viên trong gia đình đưa rác ra tập kết trước nhà, ông Phạm Tịnhm thôn 1B vui vẻ nói: “Khi xã phát động, gia đình tôi tham gia ngay. Giờ có xe rác đến thu tôi thấy rất tiện lợi. Trước đây, rác được gia đình gom lại thành bao rồi mang vào rẫy để đốt, rất mất thời gian”.

Chứng kiến hoạt động của tổ mới thấy hết được vất vả của các thành viên. Với gần 400 hộ gia đình nhưng tổ chỉ có 2 người, 1 người lái xe và 1 người gom rác. Mỗi lần thu gom mất gần như cả buổi sáng. Những hôm rác nhiều, phải kéo dài hơn. Vất vả là vậy nhưng thù lao mỗi người chỉ được 1,8 triệu đồng/tháng.

Ông Lê Kiến Thiết, tổ trưởng nói: “Khi mới thành lập, tổ có 4 thành viên, do thu nhập thấp nên 2 thành viên đã xin nghỉ. Lúc đầu, các hộ dân yêu cầu một tuần đi thu gom rác 2 lần nhưng do khối lượng rác dồn lại quá nhiều, chúng tôi phải chịu khó đi thêm 1 buổi nữa. Có ngày thu được 2 xe rác đầy”.

Mô hình tổ thu gom rác thải sinh hoạt ở xã EaM’Nang đã mang lại hiệu quả thiết thực. Đây là lời giải cho bài toán thu gom rác thải ở khu vực nông thôn, nhất là những xã đang xây dựng NTM.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm