| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 13/03/2013 , 08:18 (GMT+7)

08:18 - 13/03/2013

Tràn lan lễ hội

Tây Nguyên vừa tưng bừng tổ chức lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột trong khi thương hiệu này vẫn đang bị đối tác Trung Quốc “xài chùa”.

Tây Nguyên vừa tưng bừng tổ chức lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột trong khi thương hiệu này vẫn đang bị đối tác Trung Quốc “xài chùa”.

Đây là lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4. Lễ hội lần này được tổ chức nhằm xúc tiến thương mại, đưa việc quảng bá cà phê Việt Nam lên tầm cao mới, đẩy mạnh công tác xây dựng, quảng bá thương hiệu “cà phê Buôn Ma Thuột” trên phạm vi toàn cầu để khẳng định vị thế của cà phê Buôn Ma Thuột nói riêng và cà phê Việt Nam nói chung trên trường quốc tế, kết hợp xây dựng văn hóa cà phê Buôn Ma Thuột với việc đầu tư, phát triển du lịch của địa phương...

Danh sách các mục tiêu của lễ hội tiêu tốn tiền tỷ này vẫn còn khá dài mà khó ai có thể nhớ rõ ràng chi tiết được. Có lẽ, đến cả những người làm công tác tổ chức cũng khó có thể nhớ hàng loạt mục tiêu vĩ mô mà chính họ đã đặt ra.

Nội dung của những mục tiêu này cũng khiến nhiều người tham gia lễ hội hoặc đọc báo, nghe đài không khỏi thắc mắc. Họ thắc mắc vì không hiểu "tầm cao mới" ở đây là gì khi họ còn chẳng biết "tầm cao cũ" của cà phê Việt Nam đang ở chỗ nào. Họ thắc mắc vì Buôn Ma Thuột "quảng bá thương hiệu trên phạm vi toàn cầu" để làm gì khi thương hiệu đó đang bị một doanh nghiệp Trung Quốc "xài chùa" suốt mấy năm qua và sẽ còn tiếp tục “xài chùa” trong nhiều năm tới. Thậm chí, nguy cơ Việt Nam mất trắng thương hiệu cà phê “Buôn Ma Thuột” về tay doanh nghiệp này là điều hoàn toàn có thể xảy ra nhưng trong hằng hà sa số các mục tiêu vĩ mô của mình, Ban tổ chức lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lại chẳng hề đề cập đến việc vô cùng cấp thiết là "đòi lại thương hiệu". Việc "đăng ký thương hiệu trên phạm vi toàn thế giới" để tránh lặp lại sai lầm như trên cũng không thấy được đề ra trong lễ hội lần này.

Thực tế, việc đặt ra hàng chục mục tiêu “kêu vang vang” như “nâng lên tầm cao mới”, “khẳng định vị thế”, “nâng cao giá trị”… không chỉ xảy ra với lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột mà còn đang diễn ra với hàng chục, hàng trăm lễ hội khác trên khắp đất nước trong khi hiệu quả của những lễ hội này đến đâu thì chưa ai đong đếm được.

Còn nhớ, hồi cuối tháng 2 vừa qua, UBND tỉnh Đồng Tháp đã từ chối tổ chức Festival lúa gạo 2014 vì cho rằng việc làm này là không hiệu quả, tốn kém không cần thiết và đề nghị tập trung vào các giải pháp hữu hiệu, giúp nông dân bán được lúa, tăng lợi nhuận, giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng chi phí trong giai đoạn khó khăn. Thậm chí, UBND tỉnh Đồng Tháp còn cho rằng việc tổ chức lễ hội liên tục đôi khi còn phản tác dụng bởi sau mỗi kỳ Festival, giá lúa lại đi xuống, nông dân trồng lúa tiếp tục “vật vờ” với điệp khúc “trúng mùa, thất giá” đeo bám mãi.

Xét một cách khách quan thì lễ hội quảng bá hình ảnh sản phẩm của địa phương, đặc biệt là những sản phẩm có giá trị kinh tế cao như cà phê, lúa gạo... là điều vô cùng cần thiết. Không những thế, đây còn là lễ hội văn hóa, là cơ hội quảng bá du lịch của cả một địa phương, một vùng rộng lớn. Tuy nhiên, việc lễ hội được tổ chức tràn lan với hàng chục mục tiêu xa vời và tiêu tốn nhiều tỷ đồng mà không biết hiệu quả ra sao, tổ chức để làm gì cần được cân nhắc kỹ lưỡng hơn kẻo cả người dân lẫn doanh nghiệp đều “mất tiền oan”.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm