| Hotline: 0983.970.780

Về Trà Vinh cùng em tới trường

Chủ Nhật 02/09/2012 , 08:57 (GMT+7)

Tiếp tục chuyến hành trình “Cùng em tới trường”, sáng ngày 30/8/2012 đoàn đã về Trà Vinh trao 40 chiếc xe đạp cho học sinh nghèo 2 huyện Cầu Kè và Trà Cú.

Tiếp tục chuyến hành trình “Cùng em tới trường”, sáng ngày 30/8/2012 đoàn đã về Trà Vinh trao 40 chiếc xe đạp cho học sinh nghèo 2 huyện Cầu Kè và Trà Cú.

>> Cùng em tới lớp

Ông Nguyễn Văn Hoàng, Chủ tịch Hội Khuyến học Cầu Kè, Trà Vinh cho biết: Toàn huyện hiện còn trên 1.000 học sinh nghèo chiếm 6% so tổng số học sinh toàn huyện. Mặc dù HKH huyện đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn đó không ít khó khăn trong việc vận động giúp đỡ học sinh nghèo! Năm học 2012 – 2013, được sự quan tâm của Quỹ thiện tâm (Tập đoàn Vingroup) cùng với Báo NNVN về trao tặng 20 chiếc xe đạp cho học sinh nghèo trong huyện Cầu Kè là sự đóng góp cho huyện đầu năm học mới. Thay mặt lãnh đạo huyện Cầu Kè ghi ân sự đóng góp của nhà tài trợ.

Em Kiên Hồng Diễm, lớp 8A2, Trường THCS Phong Thạnh, xã Phong Thạnh (Cầu Kè, Trà Vinh) nói: Hôm nay, thật là một ngày hạnh phúc đối với tất cả học sinh khó khăn chúng cháu, chiếc xe đạp là tài sản quý báu đối với chúng em do nhà tài trợ trao tặng. Chúng cháu sinh ra và lớn lên trong những cảnh đời kém may mắn, chuyện cơm áo gạo tiền đã là gánh nặng thì việc lo toan học tập cho chúng cháu càng nặng hơn. Tuy vậy, ước mong được học hành đến nơi đến chốn để mai sau tự nuôi được bản thân, giúp đỡ được gia đình và trở thành người có ích cho xã hội còn quá mong manh, khó đạt được.

Mặc dù, vậy trong thời gian qua chúng cháu cũng đã được gia đình cố gắng cho đến trường cùng hòa nhập với các bạn để cùng học tập. Chúng cháu hết sức xúc động trước những tấm lòng nhân ái của nhà tài trợ đã giúp chúng cháu có phương tiện đến trường để tiếp tục học hành. Thay mặt cho tất cả các bạn học sinh, cháu xin hứa sẽ cùng các bạn tiếp tục học tập thật tốt để đáp lại sự quan tâm của các nhà tài trợ.

Ông Trần Văn Tuấn, Chủ tịch HKH Trà Cú, Trà Vinh cho biết: Trà Cú là một trong những huyện vùng sâu của tỉnh Trà Vinh, có đông đồng bào dân tộc nhất tỉnh. Huyện có 17 xã, 02 thị trấn với 160 ấp, khóm, có 43.783 hộ, dân số có trên 176.000 người, trong đó có hơn 60,70% là người dân tộc khmer và có nhiều tôn giáo, người dân đa số sống bằng nghề nông.Huyện còn 05 xã thuộc chương trình 135,134, kinh tế xã hội tuy có phát triển nhưng vẫn là một huyện nghèo, tỷ lệ hộ nghèo còn 33,31%.

Hiện tại trong huyện có trên 5.350 học sinh, sinh viên thuộc diện nghèo, nhưng với tinh thần hiếu học, các em vẫn phấn đấu học rất tốt, các em học sinh thì hằng ngày phụ giúp gia đình hoặc làm thuê gần nhà có thu nhập thêm chút ít giúp gia đình, còn các sinh viên nghèo hiện đang học tại các trường Cao đẳng, Đại học trong và ngoài tỉnh lại càng khó khăn hơn, ngoài gia đình, người thân hỗ trợ, các em phải làm thêm vào ngày thứ bảy, chủ nhật bằng các nghề như phụ hồ, lao công, chạy bàn…để có thêm tiền mua dụng cụ học tập, nhưng vẫn còn thiếu, mặc dù trong chi tiêu các em hết sức tằn tiện.

Trước những khó khăn trên, những năm qua công tác khuyến học huyện Trà Cú luôn kêu gọi các tổ chức, các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân trong và ngoài huyện giúp đỡ các em tiếp tục được tiếp bước đến trường. Năm học 2011 – 2012, được sự hỗ trợ của Quỹ thiện tâm về trao tặng 20 xe đạp cho học sinh nghèo hiếu học huyện Trà Cú, góp phần tháo gỡ những khó khăn cho học sinh huyện nhà. Đây là món quà quý giá, cả vật chất lẫn tinh thần, động viên khuyến khích các em cố gắng học thật tốt, rèn luyện đạo đức thật tốt để đáp lại tấm lòng vàng của nhà tài trợ. Hội Khuyến học huyện Trà Cú, xin thay mặt 20 em học sinh, phụ huynh, thầy giáo, cô giáo cám ơn nhà tài trợ không ngại đường xa bằng tất cả tấm lòng vàng của mình đã đem lại niềm tin và tiếp bước đến trường cho các em.

Ông Lê Hồng Phúc, Phó chủ tịch UBND huyện Trà Cú, Trà Vinh đã thay mặt Huyện ủy, UBND huyện gởi lời tri ân nhà tài trợ. Đầu năm học 2012 – 2013 này nhà tài trợ về giúp các em phương tiện đi lại để hoàn thành năm học mới và những năm tiếp theo là hết sức thiết thực. Huyện mong nhà tài trợ tiếp tục hỗ trợ huyện nghèo trong những năm tiếp theo.

Dưới đây là chùm ảnh do PV NNVN ghi lại khi đoàn về trao quà cho các học sinh tại Trà Vinh:

 

 

 

 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

ABIC Kiên Giang chi trả gần 700 triệu đồng cho khách hàng

Cà Mau Ngày 25/4, ABIC Kiên Giang phối hợp với Agribank Cà Mau chi trả bảo hiểm Bảo an tín dụng cho gia đình 3 khách hàng không may gặp rủi ro khi lao động sản xuất.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm