| Hotline: 0983.970.780

Vinachem kiến nghị Thủ tướng về chính sách thuế GTGT

Thứ Sáu 16/01/2015 , 09:06 (GMT+7)

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) vừa có Công văn số 11/HCVN-KHKD gửi Thủ tướng Chính phủ về chính sách thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với phân bón./ Miễn thuế GTGT cho phân bón: Tưởng được hóa mất!

Theo đó, ngày 26/11/2014, tại kỳ họp Quốc hội khóa 13, Quốc hội đã thông qua Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật thuế.

Trong đó quy định, từ ngày 1/1/2015 các mặt hàng: phân bón, TĂCN, máy móc thiết bị chuyên dùng phục vụ SX nông nghiệp… thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT từ khâu NK đến khâu SX, thương mại bán ra.

Sau khi nghiên cứu Luật số 71/2014/QH13, trong công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Gia Tường - Tổng Giám đốc Vinachem cho biết, trước khi thực hiện Luật 71, trong quá trình SX, kinh doanh các DN mua nguyên vật liệu và các chi phí đầu vào khác với giá đã có thuế GTGT để SX phân bón, cuối kỳ kế toán được Nhà nước hoàn lại phần thuế GTGT này. Khi bán các sản phẩm phân bón, DN sẽ bán với giá trước thuế cộng thêm 5% thuế GTGT và số thuế GTGT này DN sẽ nộp cho Nhà nước.

Khi triển khai Luật số 71, DN phân bón thuộc đối tượng không phải chịu thuế GTGT, nghĩa là khi mua nguyên vật liệu và các chi phí đầu vào khác, đơn vị SX phân bón vẫn phải mua với giá có thuế GTGT nhưng lại không được Nhà nước hoàn phần thuế GTGT đầu vào như trước, còn khi bán sản phẩm không cộng thêm thuế GTGT.

Vì vậy, DN phải tính phần thuế GTGT không được hoàn vào giá thành sản phẩm để xây dựng giá bán. Như vậy, giá thành SX phân bón sẽ tăng tương đương với phần thuế GTGT đầu vào mà Nhà nước không hoàn lại cho DN như trước.

Do đó, trong công văn Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đề xuất, trường hợp đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế GTGT với mức 0% thì khi bán các sản phẩm các DN chỉ bán với giá trước thuế cộng với thuế GTGT bằng (0), nghĩa là số tiền thuế GTGT đầu ra DN phải nộp cho Nhà nước là không (0) đồng và DN vẫn được Nhà nước cho hoàn lại thuế GTGT đầu vào.

Nhờ vậy, việc hạch toán vẫn thực hiện như trước, được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, không làm tăng giá thành SX phân bón và người nông dân mới thực sự hưởng lợi từ chính sách thuế mới của Nhà nước.

Cũng trong công văn, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam chỉ ra rằng, theo tính toán sơ bộ khi áp dụng Luật thuế số 71, Nhà nước không hoàn thuế GTGT đầu vào sẽ khiến giá thành SX phân đạm u rê tăng khoảng 7,62%, phân bón DAP tăng 7,8%, phân lân nung chảy tăng 8%, phân supe tăng 6,8%.

Điều này làm giảm sức cạnh tranh về giá của phân bón trong nước so với phân bón NK. Từ đó, kéo theo hệ lụy NK phân bón tăng dẫn đến nhập siêu, SX trong nước giảm sút ảnh hưởng đến việc làm người lao động. 

Do đó, để giải quyết tồn tại nêu trên và đạt mục tiêu hạ giá thành phân bón, hỗ trợ SX nông nghiệp, trong công văn Vinachem xin kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế GTGT với mức thuế suất là 0%.

Xem thêm
Hơn 15 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp đã được xuất khẩu

Lũy kế tới 15/4, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nghiệp của Việt Nam đã đạt hơn 15 tỷ USD. Trong đó, có 6 mặt hàng đạt giá trị tỷ USD.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên

Chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên 2024 sẽ được tổ chức tại TP Nha Trang từ ngày 23 – 24/5.

Bình luận mới nhất