| Hotline: 0983.970.780

Vùng trồng vú sữa xuất khẩu sang Mỹ rộn ràng những ngày áp tết

Thứ Năm 15/02/2018 , 09:01 (GMT+7)

Vừa cung ứng xong lô hàng vú sữa đầu tiên cho công ty thu mua xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, những ngày cuối năm, các nhà vườn ở vùng vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim (Châu Thành, Tiền Giang) phấn chấn tập trung chăm sóc vườn cây nhằm kịp vụ thu hoạch trái mùa theo đơn đặt hàng xuất khẩu…

Gía xuất khẩu cao gấp 3 lần

Những ngày giáp Tết Mậu Tuất 2018, chúng tôi trở lại vùng trồng vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim ghi nhận không khí hào hứng lan tỏa khắp nơi. Đặc biệt, những nhà vườn vừa được chọn ký hợp đồng cung ứng trái vú sữa xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, công tác chăm sóc chuẩn bị tất bật hơn bao giờ hết.

13-17-57_nh-3
Nhà vườn đang thực hành kỹ thuật bao trái vú sữa phục vụ xuất khẩu

Đi đến đâu cũng thấy bà con phấn khởi nói về chuyện vú sữa xuất ngoại và cung ứng trái cho dịp tết. Người hối hả tưới nước, thu dọn vườn, người chỉnh sửa lại từng túi bao trái ngăn ngừa sâu bệnh tấn công…

Ông Huỳnh Văn Thọ ở ấp Nam, xã Long Hưng, vui vẻ khoe: “Dự kiến đến giữa tháng 12 âm lịch gia đình tôi thu hoạch đợt trái vú sữa đầu tiên trong mùa tết năm nay. Để trái đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, bà con chúng tôi phải áp dụng nghiêm ngặt quy trình canh tác, đặc biệt là hạn chế phun các loại thuốc mà phía Hoa Kỳ đã cảnh báo. Hơn nữa mình phải tiến hành bao trái, cách ly thuốc BVTV theo đúng quy định mới thu hoạch”.

Gia đình ông Thọ trồng vú sữa Lò Rèn đã 6 năm, với diện tích 0,4ha (gần 50 gốc), đây được xem là một trong những vườn kiểu mẫu chuyên canh cây vú sữa đẹp nhất trong xã, hiện vườn đang thời kỳ cho sai trái. Những cây vú sữa phát triển đều, rất sung, dưới gốc được thu dọn sạch sẽ cỏ rác. Xung quanh vườn, những đường mương nước, bờ bao được ông gia cố lại cẩn thận nhằm phục vụ tưới tiêu thuận tiện và bảo vệ tốt nhất cho vườn cây.

Dẫn chúng tôi tham quan vườn, ông khoe: “Trước đây, bà con chỉ quen canh tác theo kiểu truyền thống, rất đơn giản, nhiều khi làm biếng chẳng tỉa cành tạo tán, cũng không hề bao trái. Còn bây giờ để có trái vú sữa ngon, đẹp, chất lượng và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu gia đình tôi phải đầu tư công chăm sóc tăng gấp nhiều lần. Bù lại trái vú sữa được công ty ký hợp đồng thu mua với giá cao, bà con đang rất vui”, ông Thọ chia sẻ. Vườn vú sữa của gia đình ông Thọ nhờ đầu tư chăm sóc theo quy trình nên cây phát triển tốt, bình quân mỗi cây cho thu 100kg trái. Dự kiến đợt trái vú sữa đầu tiên trong năm nay sẽ thu được khoảng 5 tấn.

13-17-57_nh-4
Nhiều nhà vườn đang chăm sóc cho vườn vú sữa trong vùng dự án

Tương tự, cùng ở ấp Nam, vườn vú sữa 0,2ha của gia đình ông Đặng Hoàng Thọ cũng nằm trong số vườn đầu tiên được doanh nghiệp chọn ký hợp đồng. Ông Thọ phấn khởi chia sẻ: “Trái vú sữa được xuất sang Hoa Kỳ là niềm vui rất lớn với nhà vườn chúng tôi vì giá thu mua tăng cao, ổn định, từ đây sẽ không còn tái diễn cảnh được mùa rớt giá nữa. Bà con phải thay đổi tập quán canh tác để làm sao sản xuất ra sản phẩm an toàn”.

Hiện gia đình ông Thọ tập trung chăm sóc dưỡng trái để đạt độ lớn đồng đều. Khoảng hơn 1 tuần nữa sẽ thu hoạch đợt trái đầu tiên trong vụ tết này, dự kiến được 2 tấn trái đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, công ty Cát Tường ký hợp đồng thu mua với giá 28.000 đồng/kg. Trong khi cùng thời điểm này năm trước, bà con thu hoạch vú sữa đem ra chợ bán chỉ được giá khoảng 8.000 - 10.000 đồng/kg.
 

Tự nguyện vào liên kết

Để tìm hiểu rõ hơn các hoạt động liên kết sản xuất, cũng như công tác hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, anh Nguyễn Mạnh Tân, cán bộ kỹ thuật (Cty TNHH sản xuất chế biến nông sản Cát Tường - Tiền Giang) đưa chúng tôi đến gặp các nhà vườn trồng vú sữa trong vùng dự án.

Anh Tân cho biết: “Lô hàng vú sữa đầu tiên vừa xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đã được tuyển chọn từ 56ha vườn cây vú sữa chất lượng cao của nông dân các xã Long Hưng, Bàn Long, Hữu Đạo, Phú Phong, huyện Châu Thành. Đang vào cao điểm cuối năm nên công ty hỗ trợ cả nhân công bao trái và thu hoạch cho bà con”. Theo anh Tân, công ty ký hợp đồng thu mua với mức giá cao hơn giá thị trường nội địa từ 2 - 3 lần. Ngoài ra, nhà vườn còn được đầu tư phân bón, vật dụng bao trái và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn GAP.

13-17-57_nh-5
Kiểm tra trọng lượng trái vú sữa, đến nay đã đạt chuẩn xuất khẩu
Không riêng công ty Cát Tường, nhiều DN cũng sẵn sàng thu mua trái vú sữa đạt chất lượng cao để xuất khẩu. Đang vào mùa trái cây tết, vùng trồng vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim người xe tấp nập ra vào. Nhiều vườn vú sữa đèn điện được thắp sáng rực đến tận khuya, bà con hối hả vào mùa tết chăm sóc, bao trái, thu hoạch cung ứng xuất khẩu và chuẩn bị đón năm mới Mậu Tuất 2018, hứa hẹn một năm ăn nên làm ra.

Để hình thành vùng dự án, đẩy mạnh liên kết sản xuất vú sữa theo quy trình, Cty Cát Tường đã hỗ trợ thành lập các tổ hợp tác (THT) sản xuất vú sữa. Theo ông Huỳnh Văn Thọ, tổ trưởng THT sản xuất vú sữa xã Long Hưng, vừa thành lập từ tháng 12/2017, đến nay THT đã có 33 tổ viên, khi nghe thông tin trái vú sữa được xuất khẩu sang Hoa Kỳ nhiều bà con tự nguyện đăng ký tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất. Đồng thời, bà con rất tích cực chia sẻ hỗ trợ nhau cùng chăm sóc vườn cây theo quy trình, ghi chép nhật ký đồng ruộng, tưới nước, dọn vệ sinh vườn cây, cắt tỉa cành nhánh; ưu tiên sử dụng phân hữu cơ, chọn thuốc sinh học và bao trái ngay từ khi trái còn nhỏ.

Cầm trái vú sữa vừa hái trên cây xuống, ông Thọ đặt thử vào bàn cân rồi nói: “Anh xem, trái vú sữa trong vườn nhà tôi nay đã đạt được 200 gram rồi, đúng tiêu chuẩn xuất khẩu. Ấy vậy mà cũng với trọng lượng này nếu đem ra chợ bán chỉ được xem là loại 2 và bị ép hạ giá xuống chỉ còn 14.000 - 15.000 đồng/kg”.

Theo ông Thọ, đến nay bà con đã làm quen với việc ghi chép nhật ký và thuộc luôn danh mục các loại hoạt chất thuốc BVTV bị cấm...
 

Sẵn sàng những lô hàng xuất khẩu

Ông Đoàn Văn Sang, Giám đốc Cty Cát Tường cho biết: “Sau lô hàng vú sữa đầu tiên, đến nay công ty đã xuất thêm được khoảng 20 container vú sữa qua thị trường Hoa Kỳ theo đơn hàng đã ký kết. Đồng thời, từ vùng trồng, nơi đóng gói, khu chiếu xạ đều đã được đầu tư bài bản và sẵn sàng phục vụ cho chiến lược xuất khẩu bền vững”.

13-17-57_nh-8
Ông Thọ khoe hợp đồng ký kết với công ty

Mùa tết năm nay vùng vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim như đang thật sự sống lại thời hoàng kim. “Khi trái vú sữa xuất khẩu được giá cao, bà con càng quan tâm chăm sóc vườn cây tốt hơn, suốt ngày làm ngoài vườn nhưng không biết mệt mỏi. Ai cũng háo hức chờ đợi đến ngày thu hoạch. Tết năm nay, các gia đình nhà vườn chúng tôi sẽ mổ heo đón năm mới thật vui!”, ông Thọ khẳng định.

Giám đốc Sở NN-PTNT Cao Văn Hóa phấn khởi: “Về 2 tấn trái vú sữa đầu tiên vừa xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đã chuyển đến nơi an toàn và phía đối tác đã phân phối xong, được khách hàng Hoa Kỳ đánh giá cao về chất lượng. Thông tin này càng khiến các nhà vườn trồng vú sữa trong tỉnh thêm tự tin và phấn khởi khi bước vào vụ tết”.

Để hỗ trợ nông dân vùng trồng vú sữa, Viện Cây ăn quả miền Nam đang tập trung nghiên cứu các kỹ thuật xử lý ra hoa thích hợp, kỹ thuật nhân giống, các biện pháp thâm canh tiên tiến, khôi phục lại vườn vú sữa nhằm giúp cây khỏe, cho năng suất và sản lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu khắt khe. 

Ngoài ra, ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang cũng đang tăng cường hỗ trợ nhà vườn, chú trọng đầu tư cải tạo và hoàn thiện hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất, kết hợp chuyển giao quy trình canh tác tiên tiến cho bà con nông dân vùng chuyên canh vú sữa.

 

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hoàng Anh Gia Lai sẽ trồng thêm 2.000ha chuối trong năm 2024

TP.HCM Bầu Đức cho biết, năm 2024 không thoái vốn, cố gắng xóa nợ và rất thận trọng trong đầu tư, tiếp tục kiên trì với 'hai cây, một con' gồm chuối, sầu riêng và heo.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm