| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam sắp có vệ tinh thứ 2

Thứ Ba 08/05/2012 , 16:57 (GMT+7)

Rạng sáng ngày 16/5 tới, vệ tinh VINASAT-2 của Việt Nam sẽ được hãng Ariane Space phóng lên quỹ đạo từ bãi phóng Kourou ở Guyana, (thuộc Pháp ở Nam Mỹ), nơi từng phóng thành công VINASAT-1 vào năm 2008.

Rạng sáng ngày 16/5 tới, vệ tinh VINASAT-2 của Việt Nam sẽ được hãng Ariane Space phóng lên quỹ đạo từ bãi phóng Kourou ở Guyana, (thuộc Pháp ở Nam Mỹ), nơi từng phóng thành công VINASAT-1 vào năm 2008.

>> VNPT đưa Vinasat-1 vào sử dụng
>> Vinasat-1 rất hữu ích với ngành nông nghiệp


Bãi phóng tên lửa Ariane 5, nơi sẽ phóng vệ tinh VINASAT-2.

Theo nguồn tin từ hãng Ariane Space, khung giờ dự kiến đủ điều kiện phóng (còn gọi là cửa sổ phóng) đưa VINASAT-2 lên quỹ đạo vào sáng ngày 16/5 tới sẽ là từ 5h13p đến 7h13p theo giờ Hà Nội.

VINASAT-2 vẫn sẽ là được phóng bằng Ariane5 ECA, loại tên lửa đẩy có độ an toàn và ổn định rất cao, từng được sử dụng để phóng VINASAT-1 vào 4 năm trước. Ngoài VINASAT-2, lần phóng này của tên lửa Ariane 5 ECA còn mang theo vệ tinh viễn thông JCSAT-13 của Nhật Bản.

Sau khi phóng thành công, vệ tinh viễn thông này sẽ được Lockheed Martin bàn giao cho VNPT tại vị trí quỹ đạo địa tĩnh 131,8° Đông, khá gần với vị trí của vệ tinh VINASAT-1 ở 132° Đông.

Dự án VINASAT-2 được Thủ tướng thông qua vào tháng 12/2009, giao cho VNPT làm chủ đầu tư với kinh phí khoảng 300 triệu USD. Giống như với VINASAT-1, đối tác chính triển khai dự án VINASAT-2 cho VNPT vẫn là Lockheed Martin (Hoa Kỳ). Lockheed thuê lại đối tác thầu phụ về công đoạn phóng vệ tinh là hãng Ariane Space (Pháp).

Khi được phóng lên, VINASAT-2 mang theo 24 bộ phát đáp băng tần Ku (băng thông 36Mhz) và 6 bộ phát đáp dự phòng. Theo cam kết, vệ tinh này có thể khai thác lên tới 25 bộ phát đáp, tính đến cuối thời gian sống. Vùng phủ sóng của VINASAT-2 bao gồm khu vực Đông Nam Á và một số nước lân cận. Tuổi thọ thiết kế của vệ tinh là 15 năm.

Việc phóng thêm VINASAT-2 nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ từ vệ tinh khi VINASAT-1 đã được đăng ký sử dụng gần hết dung lượng khai thác. Hiện đang có tới 150 kênh truyền hình tiêu chuẩn HD, SD, các mạng của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, mạng viễn thông công ích… sử dụng vệ tinh VINASAT-1 với vùng phủ sóng là Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và một phần Mianmar. Năm 2011, vệ tinh VINASAT-1 đã đạt doanh thu 263,5 tỷ đồng.

Theo phương án của VNPT, trung tâm điều khiển vệ tinh VINASAT 2 và VINASAT 1 sẽ đặt chung một chỗ. Đội ngũ vận hành VINASAT 2 sẽ vẫn là đội ngũ vận hành vệ tinh VINASAT 1 và có bổ sung thêm nhận sự để đảm bảo công tác vận hành hoàn chỉnh. Sau khi vệ tinh VINASAT 2 được phóng, VNPT sẽ giao cho VTI vận hành khai thác. VINASAT-2 cũng sẽ được điều khiển bởi trạm điều khiển vệ tinh Quế Dương (Hà Nội) và trạm dự phòng đặt ở Bình Dương như VINASAT-1.

Theo vietnamnet

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm