| Hotline: 0983.970.780

10 cái nhất ở huyên Di Linh

Thứ Hai 14/08/2017 , 13:15 (GMT+7)

Di Linh là huyện miền núi thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Di Linh, ở độ cao 1.000m so với mặt nước biển. Tên Di Linh bắt nguồn từ Djiring, là tên vị chủ làng có công lập ra buôn này.

Di Linh là cầu nối giữa Lâm Đồng với Đắk Nông và Bình Thuận. Là vùng đất đỏ Bazan màu mỡ, diện tích tự nhiên huyện Di Linh hơn 162.000 ha, dân số 166.800 người, khí hậu mát mẻ, rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp công nghệ cao và du lịch. Sau 30 năm đổi mới, vùng đất này có nhiều cái lạ và độc đáo, chỉ xin kể 10 cái nhất ở huyện Di Linh.

1. Vùng cà phê lớn nhất

10-44-31_1_vung_c_phe_di_linh_-_h_huu_net

Huyện Di Linh có hơn 41.700 ha cà phê (chiếm 93%) diện tích cây lâu năm, năng suất 32 tạ/ha, sản lượng đạt 133.440 tấn/năm (chiếm 40%) sản lượng cà phê tỉnh Lâm Đồng. Huyện đang kêu gọi các doanh nghiệp, đầu tư Nhà máy đánh bóng cà phê nhân, Nhà máy chế biến cà phê bột tiêu chuẩn quốc tế, nhằm tăng giá trị và khẳng định thương hiệu “Cà phê Di Linh”.

2.Hồ Kala lớn nhất

10-44-31_2_ho_kl_di_linh_-_h_huu_net

Hồ Ka La ở xã Bảo Thuận, là công trình thủy lợi lớn nhất huyện Di Linh. Diện tích mặt hồ rộng trên 300 ha, phục vụ tưới tiêu cho hơn 1.700 ha lúa, rau màu và nước sinh hoạt cho 24.000 hộ dân. Nguồn nước luôn dồi dào, thắng cảnh đẹp, rất thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản và du lịch sinh thái.

3. Trạm biến áp lớn nhất

10-44-31_3_trm_bien_p_di_linh_-_h_huu_net

Ngày 30/8/2016, Công ty Lưới điện cao thế miền Nam khánh thành Trạm biến áp Di Linh (110KV - 25MVA). Đây là Trạm biến áp lớn nhất huyện, vốn đầu tư 36 tỷ đồng, đưa tỷ lệ người dân dùng điện lưới quốc gia của huyện Di Linh đạt hơn 99%.

4. Xã Tân Châu giàu nhất

10-44-31_4_thu_hoch_c_phe_o_tn_chu_-_h_huu_net

Xã Tân Châu, có diện tích tự nhiên 4.390 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 94%, với 11.150 nhân khẩu, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 68%. Năm 2016, thu nhập bình quân 40 triệu đồng/người/năm, là xã giàu nhất huyện Di Linh với cây trồng chủ lực là cà phê.

5. Trại Phong lớn nhất

10-44-31_5_tri_phong_di_linh_-_h_huu_net

Trại phong Di Linh (thành lập ngày 5/1/1952) đang chăm sóc, điều trị cho hơn 360 bệnh nhân phong trong cả nước. Làng Phong Gia Hiệp, hiện có 140 gia đình đến nhập cư, được cấp 4.000m2 đất/hộ. Đặc biệt, sơ Mai Thị Mậu (sinh 1941) cựu Giám đốc Trại phong Di Linh, là tu sĩ đầu tiên nhận danh hiệu Anh hùng Lao động và là 1 trong “10 Phụ nữ làm rung động trái tim Việt Nam”. Đây là Trại phong lớn nhất và duy nhất ở Lâm Đồng.

6. Gạch Hiệp Thành lớn nhất

10-44-31_6_gch_hiep_thnh_di_linh_-_h_huu_net

Công ty cổ phần Hiệp Thành (đóng tại xã Tam Bố) bình quân sản xuất 55 triệu kg sản phẩm Gạch nung/năm. Đây là doanh nghiệp sản xuất Gạch lớn nhất huyện Di Linh và Lâm Đồng.

7. Thác Popla đẹp nhất

10-44-31_7_thc_popl_di_linh_-_h_huu_net

Thác Bobla là thác nước đẹp, hùng vĩ nằm cạnh Quốc lộ 20 (đoạn qua xã Liên Đầm) cách TP. Đà Lạt 90 km về phía nam. Thác được tôn tạo thành khu du lịch sinh thái (năm 2001), là nơi lý tưởng để du khách tham quan, thám hiểm núi rừng, câu cá, cắm trại… Huyện Di Linh, đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xứng tầm, để Thác Bobla là thắng cảnh nổi tiếng ở Lâm Đồng.

8. Dinh Tỉnh trưởng cổ nhất

10-44-31_8_dinh_tinh_truong_-_h_huu_net

Ngày 1/11/1899, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer ra nghị định lập tỉnh Đồng Nai Thượng, tỉnh lỵ đặt tại Di Linh (Djiring). Tòa nhà này, được xây dựng năm 1901 là nơi làm việc của Tỉnh trưởng Đồng Nai Thượng (nên được gọi là Dinh Tỉnh trưởng). Hiện nay, tòa nhà này còn sử dụng tốt, là trụ sở làm việc của UBND huyện Di Linh.

9. Vua Sầu riêng Lâm Đồng

10-44-31_9_vu_su_rieng_vu_vn_bng_-_nh_tl

Anh Vũ Văn Bằng (sinh 1957) ở xã Hòa Nam, huyện Di Linh, hiện có Trang trại Sầu riêng rộng 27 ha, mỗi năm thu hoạch hơn 350 tấn, bán được 14 tỷ đồng (lãi ròng 7 tỷ đồng). Anh là gương sản xuất giỏi, giúp nông dân làm giàu. Tháng 6/2017, anh được tuyên dương điển hình tiên tiến toàn quốc tại Hà Nội. Anh Bằng được bà con suy tôn “Vua Sầu riêng Lâm Đồng”.

10. Vua Dê núi Lâm Đồng

10-44-31_10_vu_de_nui_phm_vn_hung_-_h_huu_net

Anh Phạm Văn Hưng (sinh 1984), cử nhân quản trị kinh doanh, bỏ việc ở TP.HCM với mức lương cao, về quê xã Gia Hiệp, huyện Di Linh thành lập Công ty Dê núi Lâm Đồng, thu tiền tỷ mỗi năm. Công ty đã nhập hơn 1.000 con dê giống Boer Thái Lan về nuôi thuần dưỡng. Bình quân mỗi năm, bán 2.400 con dê giống (có bảo hành) và 1.200 dê thịt, doanh thu 24 tỉ đồng/năm. Công ty đang mở rộng quy mô, tăng đàn dê giống lên 7.000 con, mở Nhà hàng Dê Núi và đưa thịt dê sạch vào siêu thị. Anh Hưng được bà con suy tôn “Vua Dê núi Lâm Đồng”.

Xem thêm
Na sầu riêng ra trái ngọt trên đất lúa kém hiệu quả

Việt Nam chi gần 2,9 tỷ USD nhập khẩu hạt điều. Trung Quốc ngày càng ưa chuộng rau quả Việt Nam. Na sầu riêng ra trái ngọt trên đất lúa kém hiệu quả. Sẽ có sổ tay về tín chỉ carbon rừng.

Kiểm soát những 'mối nguy', tạo vùng trồng sầu riêng bền vững

ĐBSCL Việc ký kết các nghị định thư liên quan đến xuất khẩu sầu riêng tươi và động lạnh là bước tiến quan trọng trong thương mại nông sản, đòi hỏi nông dân và doanh nghiệp không ngừng cải tiến kỹ thuật để tăng năng suất, cải thiện chất lượng.

Chè Việt Nam - Con đường thương mại mới

Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia nguyên sản của cây chè trên thế giới. Lời giải nào cho bài toán nâng cao giá trị để ngành chè Việt Nam có thể đáp ứng các tiêu chuẩn thị trường quốc tế và phát triển bền vững?

Cánh đồng lúa 15ha chất lượng cao, phát thải thấp

Người dân huyện Phú Tân, tỉnh An Giang rất phấn khởi khi tham gia trồng lúa chất lượng cao, phát thải thấp vì giúp phát triển bền vững và thân thiện môi trường.