| Hotline: 0983.970.780

1.000 hộ dân phải di dời để xây 'phủ tướng quân' cho quan tham

Thứ Hai 10/07/2017 , 09:20 (GMT+7)

Đa phần các quan tham Trung Quốc khi sa lưới pháp luật đều khai ra những ngôi nhà xa hoa như cung điện của vua chúa, thậm chí mô phỏng cả Tử Cấm Thành nổi tiếng.

14-09-41_coc-tun-son1
Biệt phủ của tướng Cốc ở Bộc Dương, Hà Nam. Ảnh: Sina

Hơn 1.000 hộ dân ở Bắc Kinh phải di dời để phục vụ “một dự án quân sự”, nhưng thực chất là đất bị thu hồi để biến thành nhà riêng cho tướng Cốc Tuấn Sơn, quan tham số một trong lịch sử quân đội Trung Quốc.
 

Như vua chúa

Một mảnh đất có diện tích lớn gần công viên Ngọc Uyên Đàm nổi tiếng Bắc Kinh bị giải tỏa để phục vụ một dự án nghiên cứu của quân đội, sau đó được cựu Phó tư lệnh hậu cần Trung Quốc Cốc Tuấn Sơn biến thành một trong những dự án nhà ở đắt đỏ nhất thủ đô nước này, theo Caixin.

Sự thật bị phanh phui sau khi một phiên tòa quân sự hồi năm 2015 tuyên án ông Cốc, khi đó 58 tuổi, phải chịu án tử hình, hoãn thi hành án hai năm, vì tội tham nhũng và lạm dụng quyền lực.

Tử tù ở Trung Quốc được hoãn thi hành án để tìm cách khắc phục những vi phạm đã gây ra. Tiết lộ của tờ Caixin cho biết ông Cốc là một trong những chủ đầu tư quan trọng của dự án giải tỏa khu đất có tầm nhìn đẹp gần Ngọc Uyên Đàm. Cư dân địa phương gọi nơi này là “phủ tướng quân” hay “biệt phủ của tướng Cốc”, nơi dân thường rất khó lui tới.

Một trong những biệt thự sang trọng tại đây thuộc về cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Từ Tài Hậu, chết hồi tháng 3/2015 do bị bệnh. Ông Từ cũng bị điều tra vì tham nhũng.

Khu đất rộng 8 ha hiện có 11 biệt thự, 4 tòa nhà với 106 phòng sang trọng. Tuy nhiên, khi bị giải tỏa 10 năm trước, khiến 1.024 hộ dân phải di dời, nó được thông báo là nhằm phục vụ một dự án nghiên cứu của quân đội. Lý do này khiến các quan chức địa phương không dám hỏi tới.

Trong biệt phủ, ông Cốc cho xây dựng vườn hoa, lầu bát giác, kiến trúc theo lối quan chức phong kiến Trung Quốc. Tờ Caixin dẫn lời dân địa phương ví von rằng khu vườn của ông Cốc không khác vượn thượng uyển của vua chúa, tuy không nêu chi tiết các loại cây trong vườn.

Caixin trích dẫn một tài liệu chính phủ cho biết quyết định giải tỏa được ban hành năm 2005, khi ông Cốc phụ trách xây dựng cơ sở hạ tầng và doanh trại cho Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).

Các quan chức và người lao động địa phương cho biết họ thấy các thủ tục dự án “không đầy đủ” nhưng thông tin về việc đây là chương trình nghiên cứu của quân đội khiến họ không dám đặt câu hỏi.

Các bức ảnh trên ứng dụng Google Maps cho thấy khu vực này gồm hai biệt thự có mái lợp màu san hô, phía sau có 6 ngôi nhà, bao quanh một biệt thự lớn hơn màu ghi ở giữa. Các biệt thự đều có tường cao bao quanh với nhiều vệ sĩ tại các lối ra vào. Hệ thống an ninh ở các biệt thự được bố trí mật độ cao hơn so với các căn phòng thuộc những tòa nhà trong khu đất này.

Khi những căn hộ được bán cho công chúng vào năm 2011, nó lập ra kỷ lục trên thị trường bất động sản Bắc Kinh với giá khởi điểm 300.000 tệ (44.034 USD) mỗi mét vuông. Những căn hộ này có diện tích từ 320 đến 480 mét vuông. Căn biệt thự của tướng Từ có diện tích 2.000 mét vuông, theo Phoenix Weekly.

Tuy nhiên, những hộ dân bị di dời cho biết họ được đền bù rất thấp so với giá thị trường. Hầu hết họ bị di dời trong năm 2006 và 2007. Họ được trả 10.000 tệ mỗi mét vuông, trong khi giá thị trường là gấp đôi con số này vào thời điểm đó.

“Sau vụ cưỡng chế, chồng tôi bị trầm cảm và lo sợ. Chúng tôi phải chi tiền thuốc men hết 100.000 tệ”, Li Jing, một phụ nữ có nhà bị di dời, nói.

Zhang Weimin, một cư dân địa phương, cho biết ông thấy các binh lính làm móng khu đất vào năm 2006 trước khi một nhà đầu tư bất động sản tiếp quản. Người dân bị cấm lại gần khu vực.

Chủ thầu xây dựng là Tập đoàn Zhonghe, thành lập năm 2005 với hai doanh nhân đến từ Hà Bắc. Một trong hai nhà sáng lập Zhonghe là Zhou Jinhui, có mối quan hệ với quân đội nên đã thắng thầu.
 

Biệt thự giấu tượng vàng

14-09-41_coc-tun-son2
Biệt phủ của tướng Cốc ở Bắc Kinh. Ảnh: Sina

Cuộc điều tra nhằm vào vụ tham nhũng lớn nhất lịch sử PLA bắt đầu vào năm 2012. Khi khám nhà tướng Cốc ở Bộc Dương, tỉnh Hà Nam vào năm 2014, các điều tra viên tìm được một bức tượng Mao Trạch Đông bằng vàng ròng, một bồn tắm dát vàng, một mô hình thuyền bằng vàng và nhiều rượu Mao Đài đắt tiền.

Hai người anh em ruột của Cốc ở những căn nhà bên cạnh biệt phủ của viên trung tướng này. Ba nhà nối liền với nhau bằng một đường hầm dài 30 mét, chất đầy rượu đắt tiền. Hầu hết số rượu còn nguyên bởi tướng Cốc không ở nơi này trong nhiều năm. Tổng số tài sản đắt tiền trong biệt phủ của ông Cốc chất đầy 4 xe tải.

Tướng Cốc là kẻ có niềm say mê đặc biệt với vàng, nhất là những bức tượng Phật bằng vàng. Theo Phoenix Weekly, khi đi đút lót, tướng Cốc sẽ nhét hàng trăm thỏi vàng vào một chiếc Mercedes rồi trao chìa khóa xe cho người nhận. Tổng số tiền tham nhũng, nhận hối lộ của tướng Cốc được cho là lên đến 5 tỷ USD.

Ngoài mê vàng, ông Cốc còn đầu tư vào bất động sản. Đệ nhất quan tham trong lịch sử PLA có nhiều bất động sản và hàng chục căn hộ với diện tích gần 200 mét vuông mỗi căn trên đường vành đai hai ở khu vực nội thành Bắc Kinh. Tướng Cốc từng khai với cơ quan điều tra rằng ông dự định sử dụng chúng làm quà biếu.

Xem thêm
Thông tin mới chuyên án tiếp viên hàng không xách ma túy từ Pháp về

Công an TPHCM tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh, mở rộng chuyên án; lần theo dòng chảy ma túy để khui từng vỏ bọc của các 'ông trùm' ma túy.

Nadal lên sẵn kịch bản giải nghệ

Tay vợt người Tây Ban Nha cho biết có tinh thần thoải mái sẵn sàng thi đấu Davis Cup 2024 trên sân nhà cũng như việc sẽ giải nghệ ở đây.

VFF phạt nặng Nguyễn Xuân Nam và Vũ Văn Sơn

Ban kỷ luật VFF đã chính thức đưa ra án phạt. Theo đó, cả Nguyễn Xuân Nam và Vũ Văn Sơn đều bị phạt 20 triệu đồng và treo giò 4 trận

Hàng trăm thú cưng đọ tài sắc tại Vietnam Pet Festival 2024

TP.HCM Ngày 29/6, hàng trăm chó mèo được chủ nhân đưa đến Vietnam Pet Festival 2024 tổ chức tại quận 12 để tham gia các cuộc thi sắc đẹp, thi thời trang.